6. Kết cấu của luận văn
3.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016 – 2018 của BIDV SaPa
BIDV Sa Pa là chi nhánh cấp 1 của một ngân hàng có quy mô thứ 3 về tổng tài sản, thứ 2 về huy động vốn và tín dụng tại Việt Nam, với mạng lưới giao dịch đứng thứ 3 thị trường, thị phần lớn, có tầm ảnh hưởng tương đối rộng trên thị trường tài chính, ngân hàng, có thương hiệu và nền tảng vững chắc, có kinh nghiệm
và năng lực trong các hoạt động kinh doanh ngân hàng, với nguồn nhân lực dồi dào, ổn định và được đào tại bài bản, có đội ngũ lãnh đạo đoàn kết cao, nhiều kinh nghiệm. Chính những điều đó tạo nền tảng tốt cho sự phát triển của hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong những năm qua.
Bảng 3.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Sa Pa trong giai đoạn 2016 - 2018
Stt Chỉ tiêu Đơn vị tính
2016 2017 2018
Giá trị Giá trị +/- Giá trị +/-
1 Tổng doanh thu Tỷ đồng 191,674 319,865 128,191 364,535 44.67 Tăng trưởng % 66,88 13.97 2 Tổng chi phí Tỷ đồng 178,936 269,572 90,636 301,132 31,56 Tăng trưởng % 50,65 11,71 3 Tổng tài sản Tỷ đồng 706,323 909,125 202,802 995,056 85,931 Tăng trưởng % 28,71 9,45 4 Vốn CSH Tỷ đồng 473,105 627,076 153,971 707,229 80,153 Tăng trưởng % 32,54 12,78 5 Lợi nhuận Tỷ đồng 12,738 50,293 37,555 63,403 13,110 Tăng trưởng % 294,83 26,07 6 ROA % 1,80 5,53 3,73 6,37 0,84 Tăng trưởng % 207,2 15,2 7 ROE % 2,69 8,02 5,33 8,96 -0,55 Tăng trưởng % 198,14 -6,86 8 Tỷ lệ nợ xấu % 0,32 0,23 -0,09 0,13 -0,10
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của BIDV Sa Pa các năm từ 2016 đến 2018)
Qua bảng 3.2 cho thấy, hoạt động kinh doanh của BIDV Sa Pa trong giai đoạn 2012-2018 có sự phát triển tốt với hàng loạt các chỉ tiêu đều có sự tăng trưởng ổn định qua các năm, tổng doanh thu tăng trường 13,97% trong năm 2018, tốc độ tăng của doanh thu luôn luôn cao hơn tốc độ tăng của chi phí. Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu cũng không ngừng tăng lên.Chỉ tiêu lợi nhuận, ROA, ROE của BIDV Sa Pa tăng trưởng tương đối tốt, các chỉ tiêu này đều tăng mạnh vào năm 2017 khi lợi
nhuận tăng 294,83% so với năm 2016, ROA tăng trưởng 207,2% và ROE tăng 198,14% so với năm 2016, các con số này tiếp tục tăng lên trong năm 2018 dù tốc độ tăng có chậm hơn. Tỷ lệ nợ xấu được duy trì ở mức an toàn, có xu hướng giảm.
Phân tích cụ thể từng hoạt động của chi nhánh như sau: a) Dịch vụ huy động vốn bán lẻ
Thời gian qua, theo sát diễn biến thị trường, BIDV Sa Pa kịp đã thời đưa ra những chính sách về lãi suất huy động vốn có tính cạnh tranh, phù hợp với mặt bằng chung về lãi suất so với các ngân hàng khác trên địa bàn, và đảm bảo quyền lợi của khách hàng. Bên cạnh đó, BIDV Sa Pa đã nghiên cứu ra nhiều sản phẩm huy động mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng và gia tăng lợi ích thiết thực cho khách hàng gửi tiền tại BIDV Sa Pa. Cụ thể tổng giá trị vốn huy động bán lẻ của BIDV Sapa tăng liên tục trong giai đoạn 2016 - 2018. Năm 2016, giá trị vốn huy động bán lẻ đạt 736 tỷ đồng, đến năm 2017 chỉ tiêu này tăng lên 171 tỷ và đạt 907 tỷ đồng, và sang năm 2018 giá trị vốn huy động tiếp tục tăng 170 tỷ đồng và đạt con số 1086 tỷ đồng vốn huy động trong hoạt động bán lẻ.
Với những cải tiến liên tục về chất lượng dịch vụ, tác phong và quy trình phục vụ khách hàng, tình hình huy động vốn bán lẻ đã có những chuyển biến tích cực, góp phần ổn định nguồn vốn và thu hút vốn gửi mới từ dân cư. Đối tượng gửi tiền chủ yếu tạo chi nhánh là khách hàng cá nhân, họ thường gửi kỳ hạn ngắn, chịu tác động bởi yếu tố tâm lý và thường xuyên so sánh mức lãi suất, hình thức khuyến mại giữa các ngân hàng mới quyết định việc gửi tiền vào ngân hàng nào nên nguồn tiền gửi thường hay biến động do có sự di chuyển qua lại giữa các ngân hàng.
Bảng 3.3. Tình hình huy động vốn bán lẻ của BIDV SaPa giai đoạn 2016 - 2018
Đơn vị: tỷ đồng Stt Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Giá trị +/- Giá trị +/- 1 Huy động vốn bán lẻ cuối kỳ 736 907 171 1086 179 2 Huy động vốn bán lẻ bình quân 663 821,5 158,5 996,5 175
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của BIDV Sa Pa các năm từ 2016 đến 2018) b) Dịch vụ tín dụng bán lẻ
Hoạt động tín dụng bán lẻ của BIDV SaPa tương đối phát triển trong giai đoạn 2016 – 2018. Cụ thể, dư nợ tín dụng bán lẻ tăng trưởng khá mạnh, Năm 2017 dư nợ tín dụng bán lẻ đạt 1657 tỷ đồng, tăng 655 tỷ đồng so với năm 2016, sang năm 2018 chỉ tiêu này tiếp tục tăng mạnh (hơn 20%) 358 tỷ đồng và đạt 2015 tỷ đồng.
Có được kết quả này là do BIDV Sa Pa đã đưa ra nhiều sản phẩm tài trợ vốn vay với thời gian, lãi suất hợp lý nhằm hỗ trợ tốt nhất nhu cầu vốn ổn định đời sống, phát triển kinh doanh của khách hàng bán lẻ như sản phẩm cho vay “Cho vay cầm cố sổ thẻ tiết kiệm”, “Cho vay tiêu dùng tín chấp”, “Cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở”, “Cho vay cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh”, “Cho vay hỗ trợ mua ô tô”, “Cho vay du học”, “Cho vay kinh doanh chứng khoán” với nhiều đặc tính thiết thực được nhiều khách hàng quan tâm và lựa chọn.
Bảng 3.4. Tình hình dư nợ tín dụng bán lẻ của BIDV Sa Pa giai đoạn 2016 - 2018
Đơn vị: tỷ đồng Stt Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Giá trị +/- Giá trị +/- 1 Dư nợ tín dụng bán lẻ cuối kỳ 1002 1657 655 2015 358 2 Dư nợ tín dụng bán lẻ bình quân 991 1329,5 338,5 1836 506,5
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của BIDV Sa Pa các năm từ 2016 đến 2018) c) Dịch vụ thẻ
Nhằm gia tăng số lượng thẻ phát hành và quảng bá thương hiệu thẻ BIDV luôn đổi mới, đa dạng hóa danh mục sản phẩm thẻ phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Thẻ ghi nợ nội địa của BIDV hiện có: Thẻ BIDV Harmony, thẻ BIDV eTrans phát hành cho Khách hàng phổ thông, có mức thu nhập và nhu cầu chi tiêu trung bình, thẻ BIDV eTrans trả lương phát hành cho khách hàng là cán bộ, nhân viên cảu các tổ chức, các doanh nghiệp chi trả lương qua BIDV, thẻ BIDV Moving (Khách hàng vãng lai) dành cho Khách hàng trẻ như: (học sinh, sinh viên, cán bộ mới đi làm), Thẻ ghi nợ nội địa liên kết, đồng thương hiệu, Thẻ ghi nợ quốc tế. Thẻ tín dụng quốc tế hiện có: thẻ BIDV Precious cho khách hàng có thu nhập cao, và thẻ BIDV Flexi cho khách hàng có thu nhập trung bình.
Bảng 3.5. Số lượng thẻ và thu ròng từ dịch vụ thẻ của BIDV Sa Pa giai đoạn 2016 - 2018 Stt Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Giá trị Giá Trị +/- Giá trị +/- 1 Số lượng thẻ phát hành (chiếc) 1953 2587 634 3347 760
a Thẻ ghi nợ nội địa 1952 2578 626 3331 757
b Thẻ ghi nợ quốc tế 0 5 5 7 2
c Thẻ tín dụng quốc tế 1 4 3 9 5
2 Thu ròng từ dịch vụ thẻ (triệu đồng) 3018 3825 807 4109 284
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của BIDV Sa Pa các năm từ 2016 đến 2018)
Dịch vụ thẻ tại Lào Cai nói chung, và tại địa bàn Sa Pa nói riêng mới chỉ phát triển trong những năm gần đây và còn gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể hơn, qua bảng 2.5 có thể thấy rằng số lượng thẻ phát hành tại BIDV Sa Pa dù tăng dần qua các năm nhưng cũng chưa đạt đến con số 4000 thẻ phát hành trên một năm, thẻ ghi nợ quốc tế và thẻ tín dụng quốc tế phát hành rất ít, cao nhất là vào năm 2018 khi số thẻ đạt 16 chiếc. Tuy nhiên, có thể thấy rằng đây là mảng dịch vụ vẫn còn nhiều dư địa để phát triển, vì số lượng thẻ và thu ròng từ dịch vụ thẻ tăng trưởng đều qua các năm, năm 2017 tốc độ tăng trưởng thu ròng từ dịch vụ thẻ đạt tới 26,73%. Từ đó nhận định rằng, việc phát triển dịch vụ thẻ vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội của BIDV Sa Pa để phát triển vững mạnh.
d) Dịch vụ thanh toán
Để đáp ứng nhu cầu về thanh toán cho khách hàng, BIDV Sa Pa cung cấp dịch vụ thanh toán cho các khách hàng có tài khoản tiền gửi thanh toán và các khách hàng vãng lai dưới nhiều hình thức. Khách hàng có thể thực hiện thanh toán, chi trả cho các nhu cầu của mình thông qua các sản phẩm dịch vụ ngân hàng như: thanh toán séc, thanh toán uỷ nhiệm chi, chuyển tiền quốc tế, chi trả kiều hối.
Bảng 3.6. Thu ròng từ dịch vụ thanh toán của BIDV Sa Pa giai đoạn 2016 - 2018 Đơn vị: triệu đồng Stt Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Giá trị +/- Giá trị +/-
1 Doanh số thanh toán 1550 2223 673 2990 767
2 Thu ròng từ dịch vụ thanh toán 1547 2214 667 2981 767
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của BIDV Sa Pa các năm từ 2016 đến 2018)
Dịch vụ thanh toán tại BIDV Sa Pa đã phát triển khá nhanh và mạnh, từ một vùng người dân chưa quen với hình thức sử dụng dịch vụ thanh toán tại ngân hàng, đến nay dịch vụ thanh toán của BIDV đã có mức tăng trưởng doanh số trên 30%/1 năm, và đạt 2990 triệu đồng vào năm 2018. Bên cạnh đó, dịch vụ thanh toán tại BIDV Sa Pa vẫn còn khá nhiều cơ hội để phát triển, như thanh toán hóa đơn, thanh toán tiền điện nước qua ngân hàng, chuyển tiền quốc tế…
e) Dịch vụ ngân hàng điện tử
Bảng 3.7. Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV Sa Pa năm 2018
Stt Chỉ tiêu Toàn chi nhánh Trụ sở chính Fanxi pan Cốc Lếu Phan Đình Phùng Hoàng Liên Lê Thanh 1 Khách hàng sử dụng BSMS 2,368 1,288 394 140 283 124 139 2 Khách hàng sử dụng IBMB 270 236 10 9 6 6 3 3 Khách hàng sử dụng Smartbanking 4.802 2081 741 552 576 498 354
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của BIDV Sa Pa các năm từ 2016 đến 2018)
Nhu cầu của khách hàng về những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mang hàm lượng công nghệ cao ngày càng tăng mạnh, vì vậy, BIDV Sa Pa đã không ngừng cải tiến và phát triển các sản phẩm-dịch vụ trên nền tảng công nghệ cao.
điểm giao dịch, ATM của BIDV, nạp tiền cho thuê bao di động (Vn-Top up); dịch vụ ngân hàng qua điện thoại (Mobile Banking, Smart Banking) và qua Internet (Internet Banking) với tiện ích linh hoạt: khách hàng có thể thực hiện truy vấn thông tin tài khoản, chuyển khoản, chuyển tiền trong nước cùng hệ thống hoặc khác hệ thống ngân hàng, gửi tiết kiệm trực tuyến, tra cứu tỷ giá, lãi suất... mọi lúc mọi nơi thông qua điện thoại di động và Internet mà không phải đến trực tiếp ngân hàng. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của dịch vụ này còn tương đối thấp, năm 2018 tại BIDV Sa Pa mới chỉ có 2.368 khách hàng sử dụng dịch vụ BSMS, 270 khách hàng sử dụng dịch vụ Mobile Banking.
3.2. Thực trạng dịch vụ thẻ ATM đối với khách hàng thanh toán lương qua tài khoản tại BIDV Sa Pa