Chỉ tiêu phản ánh ý kiến của doanh nghiệp và người dân đối vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 50)

5. Kết cấu của Luận văn

2.3.3. Chỉ tiêu phản ánh ý kiến của doanh nghiệp và người dân đối vớ

bộ công chức hành chính nhà nước Thành phố Uông Bí

- Về mức độ đáp ứng công việc của cán bộ công chức hành chính nhà nước Thành phố;

- Về thái độ trong giải quyết công việc của cán bộ công chức hành chính nhà nước;

- Về phẩm chất đạo đức của cán bộ công chức hành chính nhà nước; - Về thời gian giải quyết công việc của cán bộ công chức hành chính nhà nước;

Chương 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH 3.1 Giới thiệu khái quát về thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh Quảng Ninh

Ngày 28/10/1961, Hội đồng chính phủ ban hành Quyết định số: 180/CP thành lập thị xã Uông Bí trực thuộc Hồng Quảng (nay là tỉnh Quảng Ninh) là khu công nghiệp lớn nhất về sản xuất nhiệt điện và khai thác than.

Sau khi thành lập Thị xã, nhân dân Uông Bí cùng với cả nước thực hiện công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội, các phong trào đều phát triển mạnh mẽ. Trong thời gian đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh leo thang đánh phá miền Bắc từ ngày 05/8/1964 đến 1975 cán bộ, công nhân và nhân dân các dân tộc thị xã Uông Bí cùng với nhân dân toàn tỉnh và cả nước vừa sản xuất đảm bảo các chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao, vừa tập trung huy động sức người, sức của cho sự nghiệp giải phóng; đồng thời xây dựng lực lượng dân quân tự vệ đánh trả cuộc chiến tranh bằng Không quân của Đế quốc Mỹ. Sau khi thống nhất đất nước, thị xã tiếp tục tập trung phát triển toàn diện các mặt kinh tế - xã hội. Đẩy nhanh tốc độ phát triển đô thị, kinh tế tăng trưởng cao, đời sống nhân dân ngày một ổn định và phát triển. Từ các yêu cầu đòi hỏi bức thiết của một thị xã công nghiệp phát triển, trên cơ sở xây dựng quy hoạch, kế hoạch của thị xã, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có quan tâm, chỉ đạo việc đầu tư, xây dựng thị xã theo quy hoạch đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Qua quá trình tập trung đầu tư xây dựng phát triển, sự phấn đấu không ngừng, Đảng bộ chính quyền nhân dân thị xã Uông Bí đã tạo ra diện mạo mới cho đô thị với các hạng mục công trình, điện, đường, trường, trạm được chỉnh trang, xây dựng mới đảm bảo các tiêu chí theo quy định của Chính phủ, đời sống của nhân dân ngày một cải thiện và nâng cao; do đó, ngày 01/02/2008 Uông Bí được Bộ trưởng Bộ Xây dựng ra Quyết định số 187/QĐ- BXD công nhận thị xã Uông Bí là Đô thị loại III.

Ngày 25/02/2011, Chính phủ ra Nghị quyết số 12/2011/NQ-CP thành lập Thành phố Uông Bí trực thuộc tỉnh Quảng Ninh.

Để phù hợp với tốc độ và quy mô phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung, phát triển, tăng nhanh tốc độ đô thị hóa cho thành phố Uông Bí nói

riêng, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã có Quyết định số 2121/QĐ- UBND ngày 07/07/2009 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Uông Bí giai đoạn 2009-2020 xác định rõ nét chức năng, tính chất đô thị, tạo cơ sở pháp lý cho việc đầu tư, phát triển toàn diện thành phố; hiện thành phố đang tập trung điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2013-2020 và điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố giai đoạn 2013-2020.

Hiện nay, Thành phố Uông Bí có diện tích tự nhiên 25.630,8 ha, gồm 11 đơn vị hành chính trong đó có 9 phường và 2 xã; 101 thôn, khu dân cư; dân số toàn Thành phố là 171.422 người (bao gồm cả dân số thường trú và dân số quy đổi); thành phố có cơ cấu kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại, du lịch và nông - lâm - ngư nghiệp; có nhiều đầu mối giao thông quan trọng, thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Thành phố Uông Bí là trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực; trung tâm đào tạo của tỉnh với phân hiệu và chi nhánh của một số trường đại học và hệ thống các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp dạy nghề.[14]

Kinh tế Thành phố ổn định, đạt mức tăng trưởng khá so với mặt bằng chung của tỉnh và cả nước (năm 2012: tăng 10%; năm 2013: tăng 8,3%; năm 2014 tăng 14%, tăng bình quân 3 năm đạt 11%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm dần tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp (Năm 2012: công nghiệp - xây dựng 54%; du lịch - dịch vụ - thương mại 35%; nông - lâm - ngư nghiệp 11%. Năm 2013: công nghiệp - xây dựng: 53%; dịch vụ, du lịch - thương mại: 36,6%; nông lâm thuỷ sản: 10,4%. Năm 2014: công nghiệp - xây dựng: 53,8%; dịch vụ, du lịch - thương mại: 37%; nông lâm thuỷ sản: 9,2%).[14]

An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, tư tưởng của nhân dân ổn định, đời sống vật chất, tinh thần tiếp tục được cải thiện.

Hệ thống hành chính từ Thành phố đến cơ sở được củng cố vững mạnh; các mặt công tác chỉ đạo, điều hành của cấp uỷ Đảng, chính quyền, hoạt động của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể có nhiều đổi mới, chuyển biến tích cực, rõ nét tạo nên một thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Ninh có nhiều tiềm năng và thế mạnh.

3.1.2. Quan điểm tổ chức hoạt động của thành phố Uông Bí đối với đội ngũ công chức hành chính công chức hành chính

Uông Bí có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh, là trung tâm đô thị phía Tây, trung tâm công nghiệp, trung tâm đào tạo, trung tâm chăm sóc sức khỏe, trung tâm du lịch văn hóa, lịch sử của tỉnh. Uông Bí là tâm điểm kết nối 3 trung tâm lớn Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh của Vùng động lực phát triển kinh tế.

Sau 10 năm thực hiện NQ TW5 khóa IX về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường thị trấn cho thấy hệ thống chính trị cơ sở từ thành phố đến các cơ sở đã có sự tiến bộ rõ rệt trong việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt động; từng bước nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và của địa phương. HĐND, UBND từ thành phố đến cơ sở xã, phường hoạt động đúng quy định của pháp luật, hiệu lực quản lý, hiệu quả điều hành ngày càng được nâng cao. Đã tập trung chỉ đạo, điều hành quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, chính trang nâng cấp đô thị, bảo đảm quốc phòng an ninh, tăng cường cải cách hành chính, nâng cao kỷ luật, kỷ cương thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ công chức từ thành phố đến các xã, phường.

Nhìn chung các cơ quan trong hệ thống chính trị từ thành phố đến các xã, phường đã được quan tâm đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động. Hệ thống trụ sở, phương tiện làm việc các cơ quan đã được đầu tư khá hiện đại, khang trang. Các cơ quan đã được trang bị hệ thống máy tính khá đầy đủ,

tạo điều kiện tốt cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành hoạt động. Ngân sách Nhà nước cơ bản đáp ứng yêu cầu hoạt động của các cơ quan từ thành phố đến xã, phường. Điều kiện làm việc cho cán bộ công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan ngày càng được cải thiện. Tổ chức bộ máy các cơ quan trong hệ thống chính trị từ thành phố đến các xã, phường được bố trí đồng bộ, đầy đủ theo quy định.

Trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành tuy đã có sự đột phá, song quản lý nhà nước còn một số lĩnh vực cần quan tâm như: quản lý đất đai, khoáng sản, tài nguyên môi trường, quản lý đô thị, trật tự an toàn giao thông.. Đội ngũ cán bộ công chức từ thành phố đến xã, phường được bố trí đủ số lượng, có trình độ chuyên môn đủ điều kiện chuẩn hoá, song còn có cán bộ hạn chế về năng lực, chưa tận tâm với công việc, phong cách làm việc chậm đổi mới, công tác kiểm tra, giám sát thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức có lúc có nơi còn chưa thường xuyên, có lĩnh vực thiếu kiên quyết.

3.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ công chức hành chính thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

3.2.1. Thực trạng số lượng và cơ cấu các chức danh đội ngũ công chức hành chính của thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh hành chính của thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

3.2.1.1. Về cơ cấu ngạch công chức

Qua báo cáo kết quả khảo sát của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012 - 2014 cho thấy, thành phố Uông Bí có tổng biên chế quản lý nhà nước được giao là 394 người, trong đó:

+ Biên chế quản lý Nhà nước: 108 người.

+ Khối xã, phường: 286 người (về định biên theo Nghị định số 92/NĐ- CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ; Quyết định số 1070/QĐ-UBND ngày 24/4/2013 của UBND tỉnh Quảng Ninh).

Để đánh giá số lượng đội ngũ công chức ở thành phố Uông Bí qua các năm, tác giả xem xét đánh giá thông qua số liệu bảng 3.1 sau đây:

Bảng 3.1. Cơ cấu ngạch công chức thành phố Uông Bí TT Tên ngạch 2012 2013 2014 Tốc độ bình quân (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) 1 Chuyên viên CC 0 0,00 0 0,00 1 0,00 - 2 Chuyên viên chính 16 0,41 17 0,43 19 0,48 9,01 3 Chuyên viên 350 90,2 354 90,0 351 89,1 0,15 4 Cán sự 20 0,5 20 0,5 22 0,55 5 5 Nhân viên 2 0,05 2 0,05 2 0,05 0 Cộng 388 100,00 393 100,00 394 100,00 0,77

(Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Uông Bí)

Nhìn vào bảng 3.1 ta thấy, số lượng chuyên viên cao cấp năm 2014 chỉ có 01 người chiếm 0,92%; cơ cấu chuyên viên chính cũng rất thấp, chỉ chiếm từ 0,43% đến 0,48%; số lượng và cơ cấu chuyên viên chiếm tỷ lệ cao nhất từ 89,1% đến 90,2%, cơ cấu cán bộ ở ngạch cán sự có tỷ lệ từ 0,05% đến 0,55% trên tổng số; cơ cấu ngạch nhân viên là 0,05%. Tỷ lệ chuyên viên cao cấp và chuyên viên chính trong giai đoạn vừa qua của Thành phố còn rất thấp, nguyên nhân là do chỉ tiêu phân bổ chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính hàng năm của tỉnh phân bổ cho Thành phố thấp, mặc dù trên thực tế có nhiều trường hợp cán bộ đủ điều kiện thi nâng ngạch từ chuyên viên lên chuyên viên chính, từ chuyên viên chính lên chuyên viên cao cấp.

Đội ngũ chuyên viên của thành phố tương đối ổn định và theo chủ trương của tỉnh Quảng Ninh sẽ không tăng trong giai đoạn 2013-2016, thậm chí còn giảm đi do số người ở độ tuổi nghỉ chế độ. Đây cũng là một trong những khó khăn, thách thức của thành phố, đặc biệt là trong việc thu hút nhân tài, đội ngũ cán bộ trẻ, có năng lực và trình độ để nâng cao năng lực, chất lượng cán bộ công chức hành chính tại các phòng, ban và xã, phường của Thành phố trong giai đoạn tiếp theo.

Bảng 3.2: Phân loại công chức hành chính theo cấp quản lý của Thành phố Uông Bí giai đoạn 2012-2014

Phân loại

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tốc độ bình quân (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) 1. Công chức cấp thành phố 103 26,5 107 27,2 108 27,4 2,41 2. Công chức cấp xã 285 73,5 286 72,8 286 72,6 0,18 Tổng 388 100,0 393 100,0 100,0 394 0,77

(Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Uông Bí)

Nhìn vào bảng phân loại công chức hành chính theo cấp quản lý ta thấy số lượng công chức cấp cấp xã nhiều gấp 2,8 lần so với công chức cấp thành phố bởi vì thành phố Uông Bí có có 11 đơn vị hành chính cấp xã. Số lượng công chức cấp thành phố và công chức cấp xã từ năm 2012-2014 không có thay đổi nhiều về số lượng, cơ bản là giữ nguyên.

3.2.1.2. Về độ tuổi công chức hành chính

Bảng 3.3: Cơ cấu độ tuổi đội ngũ công chức hành chính Thành phố năm 2014 TT Độ tuổi Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Trong đó Nam Nữ 1 Dưới 30 102 25,89 47 55 2 Từ 30 - dưới 50 211 53,55 89 122 3 Trên 50 81 20,56 58 23 Cộng 394 100,00 194 200

(Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Uông Bí)

Hiện nay thành phố Uông Bí đang có cơ cấu “lao động vàng" tỷ lệ lao động có độ tuổi từ dưới 50 trở xuống chiếm 79,44% và tỷ lệ lao động có độ tuổi từ 30 tuổi đến dưới 50 tuổi chiếm tới 53,55%, đây là độ tuổi vừa có độ chín trong kinh nghiệm công tác, vừa có sức khỏe và sự năng động cần thiết

để phục vụ nhiệm vụ được giao. Đội ngũ có tuổi đời từ 50 trở lên chiếm tỷ lệ 20,56%, con số này cho ta thấy sự kế thừa, chuyển giao khi nhóm người ở độ tuổi 50 trở lên được nghỉ chế độ sẽ không ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Đồng thời đây cũng là điều kiện để tiếp tục bổ sung đội ngũ cán bộ công chức hành chính được đào tạo đúng chuyên môn, có trình độ, tuổi trẻ, có điều kiện thời gian để rèn luyện kinh nghiệm, kỹ năng trong công tác.

Tuy nhiên thành phố cũng cần phải có kế hoạch dài hạn cho cơ cấu tuổi của cán bộ hiện nay, khi lứa tuổi dưới 50 sẽ chuyển sang lứa tuổi trên 50. Điều đó có nghĩa là cũng cần có cơ cấu dự phòng cho 53, 55% số công chức đến tuổi nghỉ chế độ. Đây là một con số không nhỏ (chiếm trên 50%), nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng lực lượng kế cận này sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt lớn cán bộ hành chính trong hệ thống chính quyền của Thành phố giai đoạn tiếp theo.

3.2.1.3. Về cơ cấu theo giới tính

Bảng 3.4. Cơ cấu giới tính phân theo độ tuổi công chức năm 2014

STT Độ tuổi Số lượng (người) Giới tính Nam (người) Tỷ lệ (%) Nữ (người) Tỷ lệ (%) 1 < 30 102 47 46,07 55 53,93 2 30 - 50 211 89 42,18 122 57,82 3 > 50 81 58 71,60 23 28,40 Cộng 394 194 - 200 -

(Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Uông Bí)

Theo số liệu của bảng trên ta có thể thấy, ở lứa tuổi từ 50 trở lên, tỷ lệ nữ chỉ chiếm 28,40% so với nam giới. Nhưng ở lứa tuổi thấp hơn từ 30 tuổi đến dưới 50, tỷ lệ nữ lại cao hơn so với nam giới, chiếm tới 57,82%. Còn ở độ tuổi dưới 30 tuổi trở xuống cũng chiếm tới 53,93% so với nam giới. Điều này

cho thấy, ở thành phố Uông Bí không có việc phân biệt giới tính, thậm chí còn quan tâm, ưu tiên tạo điều kiện tiếp nhận nữ nên tỷ lệ nữ ngày càng cao ở thành phố Uông Bí. Mặt khác, công việc hành chính cũng phù hợp với đối tượng là lao động nữ, tuy có áp lực, vất vả song cũng vẫn phù hợp hơn với giới nữ, mặt khác các ngành học quản lý hành chính nhà nước thường được giới nữ chọn học ngay từ khâu đại học, nên khi ra trường tỷ lệ nữ phù hợp với vị trí cần tuyển dụng cao hơn so với nam giới. Ngoài ra việc nữ công chức hành chính ở thành phố Uông Bí cao cũng còn do một số yếu tố khác. Thành phố Uông Bí đang phát triển năng động, nhiều ngành nghề với nhiều sự lựa chọn nên đa phần nam giới đặc biệt là giới trẻ thường chọn sự trải nghiệm ở các lĩnh vực mới, nhiều thử thách song cũng nhiều điều kiện thuận lợi về thu nhập, điều kiện phát triển, cơ hội di chuyển,… hấp dẫn giới nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 50)