Giải pháp trong thực hiện luân chuyển công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 108 - 111)

5. Kết cấu của Luận văn

4.4.6. Giải pháp trong thực hiện luân chuyển công chức

Luân chuyển công chức là nhiệm vụ thường xuyên và định kỳ đã được Nhà nước quy định. Theo Nghị định 158/2007/NĐ-CP thì một số vị trí, chức danh công chức phải thực hiện luân chuyển sau 36 tháng. Nghị định 150/2013/NĐ-CP đã điều chỉnh thời gian định kỳ luân chuyển từ 36 đến 60 tháng. Luân chuyển công chức ngoài mục đích tạo điều kiện, môi trường mới để rèn luyện công chức, tạo nguồn dự bị cho các cương vị cao hơn, gánh vác

những trọng trách cao hơn. Luân chuyển công chức còn nhằm mục đích phòng chống tiêu cực, tham nhũng, quan liêu, hách dịch... Công tác luân chuyển công chức hành chính của thành phố Uông Bí hiện nay tuy đã triển khai nhưng chưa đạt được kết quả như mong muốn. Thực tế cho thấy, việc xây dựng kế hoạch luân chuyển còn gặp nhiều khó khăn. Kế hoạch luân chuyển đối với cán bộ, công chức, viên chức được xây dựng nhưng việc triển khai thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, nhiều vị trí khó thực hiện chuyển đổi do yêu cầu về trình độ chuyên môn, vị trí việc làm, tính chất công việc. Để thực hiện tốt công tác luân chuyển công chức hành chính của thành phố, khi xây dựng và triển khai kế hoạch luân chuyển cần thực hiện các nội dung sau:

- Cần tiến hành rà soát kỹ, đánh giá đúng thực chất đội ngũ công chức hiện có để trên có sở đó xây dựng kế hoạch luân chuyển. Khi thực hiện kế hoạch luân chuyển phải vừa đảm bảo yêu cầu luân chuyển theo định kỳ vừa đảm bảo sự ổn định thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động của đội ngũ công chức hành chính. Coi trọng, làm tốt công tác tư tưởng đối với công chức được luân chuyển, cả nơi công chức đến.

- Xây dựng kế hoạch luân chuyển phải đảm bảo nguyên tắc: luân chuyển phải xuất phát từ quy hoạch, không luân chuyển những công chức không nằm trong quy hoạch, bị kỷ luật hoặc không có khả năng phát triển. Phải đảm bảo tốt mối quan hệ giữa ổn định và phát triển bình thường với yêu cầu bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ công chức. Xây dựng kế hoạch cần chống tư tưởng cục bộ, ý đồ cá nhân... gây khó khăn, giảm uy tín của người được luân chuyển.

- Việc luân chuyển cần được thực hiện cả luân chuyển dọc và luân chuyển ngang. Đó là việc luân chuyển từ cấp thành phố xuống cấp cơ sở và luân chuyển trong nội bộ cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện. Nếu thực hiện có hiệu quả sẽ phát huy được năng lực của công chức và giúp công chức tích lũy thêm kinh nghiệm cho bản thân.

- Mở rộng đối tượng luân chuyển, theo đó ngoài việc luân chuyển theo

Nghị quyết 11-NQ/TW ngày 25/01/2002 về luân chuyển cán bộ, lãnh đạo quản lý, cần tiến hành luân chuyển công chức chuyên môn, nghiệp vụ từ cấp huyện xuống cấp xã nhằm củng cố đội ngũ công chức cơ sở, củng cố nghiệp vụ công chức cấp xã, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền xã, phường. Đặc biệt là những xã, phường có nhiều vấn đề phát sinh cần tăng cường quản lý nhà nước.

- Luân chuyển cần tuân thủ các quy định của Trung ương và của Tỉnh nhưng không được cứng nhắc, máy móc mà cần sáng tạo, vận dụng vào điều kiện cụ thể của từng đơn vị. Việc luân chuyển phải bổ sung được những mặt còn yếu, còn thiếu trong hoạt động thực tiễn của công chức. Thực hiện luân chuyển rộng rãi trong nội bộ cơ quan, giữa các khối, ngành; giữa Đảng, Nhà nước và đoàn thể; giữa cấp thành phố và cấp xã, phường.

- Xây dựng và hoàn thiện các chế độ, chính sách đối với công chức

được luân chuyển, nhất là công chức được luân chuyển từ cấp thành phố xuống cấp xã, phường. Đây là một điều kiện căn bản, tạo động lực cho công chức yên tâm cống hiến tại vị trí công tác mới. Đối với công chức được luân chuyển đến địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số cần có hỗ trợ kinh phí đi lại, nhà ở. Đồng thời tham mưu báo cáo cấp có thẩm quyền thể chế hóa các quy định về chính sách hỗ trợ đối với công chức khi luân chuyển công tác, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của công chức.

- Thời gian luân chuyển công chức nên kéo dài khoảng 05 năm (trừ

trường hợp đặc biệt). Công chức khi hết thời hạn luân chuyển phải được các cơ quan có thẩm quyền nhận xét, đánh giá, cân nhắc việc bố trí phân công nhiệm vụ mới cho phù hợp, căn cứ vào kết quả công tác của công chức đạt được trong thời gian luân chuyển và mức độ phát triển của công chức sau thời gian luân chuyển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 108 - 111)