Thực trạng số lượng và cơ cấu các chức danh đội ngũ công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 55 - 59)

5. Kết cấu của Luận văn

3.2.1. Thực trạng số lượng và cơ cấu các chức danh đội ngũ công chức

hành chính của thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

3.2.1.1. Về cơ cấu ngạch công chức

Qua báo cáo kết quả khảo sát của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012 - 2014 cho thấy, thành phố Uông Bí có tổng biên chế quản lý nhà nước được giao là 394 người, trong đó:

+ Biên chế quản lý Nhà nước: 108 người.

+ Khối xã, phường: 286 người (về định biên theo Nghị định số 92/NĐ- CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ; Quyết định số 1070/QĐ-UBND ngày 24/4/2013 của UBND tỉnh Quảng Ninh).

Để đánh giá số lượng đội ngũ công chức ở thành phố Uông Bí qua các năm, tác giả xem xét đánh giá thông qua số liệu bảng 3.1 sau đây:

Bảng 3.1. Cơ cấu ngạch công chức thành phố Uông Bí TT Tên ngạch 2012 2013 2014 Tốc độ bình quân (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) 1 Chuyên viên CC 0 0,00 0 0,00 1 0,00 - 2 Chuyên viên chính 16 0,41 17 0,43 19 0,48 9,01 3 Chuyên viên 350 90,2 354 90,0 351 89,1 0,15 4 Cán sự 20 0,5 20 0,5 22 0,55 5 5 Nhân viên 2 0,05 2 0,05 2 0,05 0 Cộng 388 100,00 393 100,00 394 100,00 0,77

(Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Uông Bí)

Nhìn vào bảng 3.1 ta thấy, số lượng chuyên viên cao cấp năm 2014 chỉ có 01 người chiếm 0,92%; cơ cấu chuyên viên chính cũng rất thấp, chỉ chiếm từ 0,43% đến 0,48%; số lượng và cơ cấu chuyên viên chiếm tỷ lệ cao nhất từ 89,1% đến 90,2%, cơ cấu cán bộ ở ngạch cán sự có tỷ lệ từ 0,05% đến 0,55% trên tổng số; cơ cấu ngạch nhân viên là 0,05%. Tỷ lệ chuyên viên cao cấp và chuyên viên chính trong giai đoạn vừa qua của Thành phố còn rất thấp, nguyên nhân là do chỉ tiêu phân bổ chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính hàng năm của tỉnh phân bổ cho Thành phố thấp, mặc dù trên thực tế có nhiều trường hợp cán bộ đủ điều kiện thi nâng ngạch từ chuyên viên lên chuyên viên chính, từ chuyên viên chính lên chuyên viên cao cấp.

Đội ngũ chuyên viên của thành phố tương đối ổn định và theo chủ trương của tỉnh Quảng Ninh sẽ không tăng trong giai đoạn 2013-2016, thậm chí còn giảm đi do số người ở độ tuổi nghỉ chế độ. Đây cũng là một trong những khó khăn, thách thức của thành phố, đặc biệt là trong việc thu hút nhân tài, đội ngũ cán bộ trẻ, có năng lực và trình độ để nâng cao năng lực, chất lượng cán bộ công chức hành chính tại các phòng, ban và xã, phường của Thành phố trong giai đoạn tiếp theo.

Bảng 3.2: Phân loại công chức hành chính theo cấp quản lý của Thành phố Uông Bí giai đoạn 2012-2014

Phân loại

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tốc độ bình quân (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) 1. Công chức cấp thành phố 103 26,5 107 27,2 108 27,4 2,41 2. Công chức cấp xã 285 73,5 286 72,8 286 72,6 0,18 Tổng 388 100,0 393 100,0 100,0 394 0,77

(Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Uông Bí)

Nhìn vào bảng phân loại công chức hành chính theo cấp quản lý ta thấy số lượng công chức cấp cấp xã nhiều gấp 2,8 lần so với công chức cấp thành phố bởi vì thành phố Uông Bí có có 11 đơn vị hành chính cấp xã. Số lượng công chức cấp thành phố và công chức cấp xã từ năm 2012-2014 không có thay đổi nhiều về số lượng, cơ bản là giữ nguyên.

3.2.1.2. Về độ tuổi công chức hành chính

Bảng 3.3: Cơ cấu độ tuổi đội ngũ công chức hành chính Thành phố năm 2014 TT Độ tuổi Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Trong đó Nam Nữ 1 Dưới 30 102 25,89 47 55 2 Từ 30 - dưới 50 211 53,55 89 122 3 Trên 50 81 20,56 58 23 Cộng 394 100,00 194 200

(Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Uông Bí)

Hiện nay thành phố Uông Bí đang có cơ cấu “lao động vàng" tỷ lệ lao động có độ tuổi từ dưới 50 trở xuống chiếm 79,44% và tỷ lệ lao động có độ tuổi từ 30 tuổi đến dưới 50 tuổi chiếm tới 53,55%, đây là độ tuổi vừa có độ chín trong kinh nghiệm công tác, vừa có sức khỏe và sự năng động cần thiết

để phục vụ nhiệm vụ được giao. Đội ngũ có tuổi đời từ 50 trở lên chiếm tỷ lệ 20,56%, con số này cho ta thấy sự kế thừa, chuyển giao khi nhóm người ở độ tuổi 50 trở lên được nghỉ chế độ sẽ không ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Đồng thời đây cũng là điều kiện để tiếp tục bổ sung đội ngũ cán bộ công chức hành chính được đào tạo đúng chuyên môn, có trình độ, tuổi trẻ, có điều kiện thời gian để rèn luyện kinh nghiệm, kỹ năng trong công tác.

Tuy nhiên thành phố cũng cần phải có kế hoạch dài hạn cho cơ cấu tuổi của cán bộ hiện nay, khi lứa tuổi dưới 50 sẽ chuyển sang lứa tuổi trên 50. Điều đó có nghĩa là cũng cần có cơ cấu dự phòng cho 53, 55% số công chức đến tuổi nghỉ chế độ. Đây là một con số không nhỏ (chiếm trên 50%), nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng lực lượng kế cận này sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt lớn cán bộ hành chính trong hệ thống chính quyền của Thành phố giai đoạn tiếp theo.

3.2.1.3. Về cơ cấu theo giới tính

Bảng 3.4. Cơ cấu giới tính phân theo độ tuổi công chức năm 2014

STT Độ tuổi Số lượng (người) Giới tính Nam (người) Tỷ lệ (%) Nữ (người) Tỷ lệ (%) 1 < 30 102 47 46,07 55 53,93 2 30 - 50 211 89 42,18 122 57,82 3 > 50 81 58 71,60 23 28,40 Cộng 394 194 - 200 -

(Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Uông Bí)

Theo số liệu của bảng trên ta có thể thấy, ở lứa tuổi từ 50 trở lên, tỷ lệ nữ chỉ chiếm 28,40% so với nam giới. Nhưng ở lứa tuổi thấp hơn từ 30 tuổi đến dưới 50, tỷ lệ nữ lại cao hơn so với nam giới, chiếm tới 57,82%. Còn ở độ tuổi dưới 30 tuổi trở xuống cũng chiếm tới 53,93% so với nam giới. Điều này

cho thấy, ở thành phố Uông Bí không có việc phân biệt giới tính, thậm chí còn quan tâm, ưu tiên tạo điều kiện tiếp nhận nữ nên tỷ lệ nữ ngày càng cao ở thành phố Uông Bí. Mặt khác, công việc hành chính cũng phù hợp với đối tượng là lao động nữ, tuy có áp lực, vất vả song cũng vẫn phù hợp hơn với giới nữ, mặt khác các ngành học quản lý hành chính nhà nước thường được giới nữ chọn học ngay từ khâu đại học, nên khi ra trường tỷ lệ nữ phù hợp với vị trí cần tuyển dụng cao hơn so với nam giới. Ngoài ra việc nữ công chức hành chính ở thành phố Uông Bí cao cũng còn do một số yếu tố khác. Thành phố Uông Bí đang phát triển năng động, nhiều ngành nghề với nhiều sự lựa chọn nên đa phần nam giới đặc biệt là giới trẻ thường chọn sự trải nghiệm ở các lĩnh vực mới, nhiều thử thách song cũng nhiều điều kiện thuận lợi về thu nhập, điều kiện phát triển, cơ hội di chuyển,… hấp dẫn giới nam.

Việc tỷ lệ công chức hành chính nữ cao sẽ có những thuận lợi song cũng mang lại những khó khăn nhất định cho thành phố như thiên chức làm mẹ, sự năng nổ, xông xáo, … của giới tính cũng sẽ ảnh hưởng nhất định tới công việc. Đặc biệt, tỷ lệ nữ đang nằm trong độ tuổi sinh đẻ cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 55 - 59)