Giải pháp về công tác đào tạo, bồi dưỡng cho công chức hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 101 - 106)

5. Kết cấu của Luận văn

4.4.4. Giải pháp về công tác đào tạo, bồi dưỡng cho công chức hành

của thành phố Uông Bí

Để phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của Thành phố trong những năm tiếp theo thì cần có giải pháp về công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức của Thành phố sát với tình hình thực tiễn của địa phương. Thực tế trong những năm qua theo phân cấp của Tỉnh Quảng Ninh, cấp huyện không phải là cơ quan được tổ chức mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho công chức. Hàng năm vịêc tổ chức các lớp bồi dưỡng do Tỉnh tổ chức, Thành phố Uông Bí chỉ xây dựng kế hoạch và đăng ký với Tỉnh để mở lớp học. Sau khi có thông báo của Tỉnh, UBND thành phố cử công chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng. Thành ủy chỉ mở lớp bồi dưỡng lý luận chính trị.

Từ thực tế trên đã dẫn đến tình trạng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cho công chức của Thành phố rất lớn trong khi số lượng lớp học và chỉ tiêu được tham gia lại ít hơn rất nhiều so với nhu cầu thực tế. Mặt khác công tác đào tạo, bồi dưỡng cho công chức hành chính tại Thành phố Uông Bí hiện nay cũng còn có những tồn tại hạn chế đó là: Cùng một lúc một công chức được cử đi tham gia hai hoặc nhiều lớp bồi dưỡng cùng một thời điểm. Do vậy công chức không thể tham gia được, phải xin hoãn học. Mặt khác một số lớp học do thời gian mở quá gần nhau nên Thành phố không thể cử công chức tham gia bồi dưỡng. Nguyên nhân của tình trạng trên là do công tác phối hợp trong việc

xây dựng kế hoạch giữa các cơ quan được giao nhiệm vụ tham mưu (Ban Tổ chức thành uỷ và Phòng Nội vụ). Công tác tham mưu xây dựng kế hoạch mở lớp của Tỉnh chưa thực sự phù hợp với thực tế. Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ công chức, công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức của Thành phố Uông Bí cần thực hiện tốt các nội dung sau:

- Đầu tư kinh phí và cơ sở vật chất, nhân lực cho công tác đào tạo, bồi dưỡng của Thành phố. Để công tác đào tạo, bồi dưỡng của thành phố đáp ứng được mục tiêu đề ra, Thành phố cần đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, bổ sung đội ngũ giảng viên cho quá trình đào tạo theo hướng hiện đại. Các vấn đề trước mắt đặt ra là: điều tra, đánh giá số lượng và chất lượng đội ngũ giảng dạy. Xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài theo hướng chuẩn hóa. Có chính sách thu hút những giảng viên giỏi, có trình độ, năng lực, kinh nghiệm, có kỹ năng, phương pháp sư phạm để trở thành giảng viên hoặc giảng viên kiêm nhiệm. Tuyển chọn những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi để bồi dưỡng trở thành giảng viên của Trung tâm bồi dưỡng chính trị của Thành phố. Hàng năm có thể tổ chức cho giảng viên đi tham quan, nghiên cứu thực tế để cập nhật kiến thức, để hiểu biết sâu sắc đời sống chính trị, kinh tế - xã hội, cải tiến phương pháp giảng dạy theo phương trâm lý thuyết gắn với thực tiễn. Đầu tư kinh phí, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy và học tập hiện đại.

Đặc biệt, trong tình hình hiện nay của thành phố, nên tổ chức bồi dưỡng kiến thức sư phạm giảng dạy cho những cán bộ, công chức có trình độ cao, giỏi và thành thục về chuyên môn để trở thành giảng viên kiêm nhiệm, truyền thụ kiến thức trực tiếp cho các công chức khác theo cách "cầm tay chỉ việc. Phương pháp này vừa tiết kiệm thời gian, vật chất mà còn mang lại hiệu quả cao, thiết thực, sát với yêu cầu thực tiễn.

Cần phải sử dụng có hiệu quả với các nguồn kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng. Hàng năm, khi lập kế hoạch dự toán thu chi kinh phí ngân sách, cần có quy định tỷ lệ trích ngân sách nhà nước thỏa đáng cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức.

- Đổi mới, cải tiến đồng bộ nội dung đào tạo, bồi dưỡng trong giai đoạn hiện nay đối với Thành phố Uông Bí. Đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính của Thành phố trong bối cảnh mới đòi hỏi phải có nhiều giải pháp cụ thể, mang tính đồng bộ mới đạt được hiệu quả, cụ thể bao gồm các nội dung sau đây:

+ Xác định mục tiêu và chương trình đào tạo: Đào tạo công chức của Thành phố với mục tiêu xây dựng được một đội ngũ công chức bảo đảm cả về chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu; kế thừa được truyền thống văn hóa của địa phương, của dân tộc; kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; giữ vững ổn định chính trị, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu "dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Việc xây dựng chương trình đào tạo phải đảm bảo mục tiêu truyền tải được những nội dung cơ bản để có thể qua đó trang bị được cho học viên những kiến thức, kỹ năng cần thiết.

+ Xác định nhu cầu đào tạo, gắn kết nhu cầu đào tạo và sử dụng công chức của Thành phố. Nhu cầu đào tạo là một khâu rất quan trọng trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng công chức của Thành phố. Trong những năm qua dù đã có nhiều cố gắng trong xây dựng kế hoạch, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng công chức nhưng trên thực tế vẫn còn có hạn chế. Từ đó dẫn đến đào tạo, bồi dưỡng sai địa chỉ, không đúng mục đích, đào tạo tràn lan, thiếu định hướng rõ ràng. Một trong những điểm vẫn tồn tại đó là "số lượng đào tạo, bồi dưỡng khá lớn mà vẫn chưa khắc phục được tình trạng thiếu hụt cán bộ khi cần". Để khắc phục được những tồn tại, hạn chế trên, Thành phố cần: Xác định rõ nhu cầu đào tạo chung của toàn Thành phố, điều đó phải được đặt trong mối quan

hệ với tổng thể bộ máy hành chính của Thành phố. Mặt khác cần phải xác định được nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của từng ngành, từng lĩnh vực. Hiện nay ở Thành phố Uông Bí, ở từng ngành, từng lĩnh vực cơ cấu công chức vẫn chưa thực sự hợp lý trong khi mỗi ngành, mỗi lĩnh vực có những yêu cầu, nhiệm vụ riêng. Hiện nay ngành tài chính, môi trường đang thừa trong khi ngành địa chính, văn hóa, y tế, giao thông... đang thiếu. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Thành phố từ năm 2010-2015 và từ 2016-2020, các lĩnh vực trên vẫn cần nhiều công chức hơn nữa. Vì thế, cần phải phân tích rõ nhu cầu đào tạo ở từng lĩnh vực khác nhau. Bên cạnh đó xác định nhu cầu bản thân công chức cũng là công việc cần thiết. Căn cứ vào mặt mạnh, mặt yếu, căn cứ vào công việc ở mỗi vị trí, chú ý đến tâm tư, nguyện vọng của công chức để tiến hành đào tạo.

+ Xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với tình hình thực tiễn của Thành phố theo từng thời kỳ. Không mở lớp dàn trải, không cử công chức đi học quá nhiều lớp liền nhau. Chỉ cử công chức thuộc diện quy hoạch hoặc công chức ở những ngành mà Thành phố đang thiếu gửi về các Trường, viện để đào tạo cơ bản, có chất lượng.

+ Đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ công chức của Thành phố: Ngoài những nội dung chung quy định đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ công chức được quy định trong Nghị định số 18/2010/NĐ- CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức như: kiến thức về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ...cần phải chú trọng đào tạo cho đội ngũ công chức của Thành phố những nội dung: Đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là lĩnh vực kinh tế, chiến lược phát triển kinh tế của Thành phố. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức mà công chức của Thành phố đang bị hụt hẫng khi chuyển sang nền kinh tế thị trường: quản lý kinh tế, kiến thức nhà nước và pháp luật, về khoa học tổ chức và quản lý,

quản lý nguồn nhân lực... Bồi dưỡng kỹ năng thực hành công vụ, nhất là cách xử lý tình huống, đối thoại với công dân, tổ chức phối hợp trong hoạt động quản lý.

Đổi mới nội dung đào tạo, bồi dưỡng là nên giảm nội dung lý luận, tăng cường các nội dung mang tính thực tiễn, đặt ra các tình huống cụ thể diễn ra trong thực tế để học viên tự giải quyết nhằm nâng cao kỹ năng giải quyết công việc của công chức, tránh tình trạng học lý thuyết suông, không gắn liền với thực tế; Nội dung chương trình giảng dạy cần cập nhật kiến thức, thông tin trong và ngoài nước, giúp học viên có được cái nhìn thực tế mới mẻ, thực tiễn và có thể áp dụng vào việc thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao, chú ý tăng cường bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho từng loại cán bộ, công chức. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, bồi dưỡng để phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng cán bộ, công chức.

- Mạnh dạn trong việc đề xuất mở lớp đào tạo, bồi dưỡng cho công chức của Thành phố: Thành phố cần chủ động xin chủ trương cho mở các lớp bồi dưỡng ngay tại địa phương để tạo điều kiện cho công chức vừa học và làm đồng thời có thể chủ động mở được các lớp bồi dưỡng các chuyên môn theo nhu cầu thực tế của địa phương. Bên cạnh đó có thể cử được nhiều công chức tham gia học tập, bồi dưỡng. Thực tế trong năm 2013, Thành phố đã xin chủ trương của Tỉnh cho phép được mở một lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên cho đội ngũ công chức, viên chức của Thành phố. Việc mở lớp như vậy giúp cho Thành phố chủ động được cử công chức tham gia học tập mà vẫn đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Mặt khác số lượng công chức được tham gia bồi dưỡng lại được nhiều, rất thuận lợi trong việc áp dụng và công việc.

- Làm tốt công tác phối hợp giữa các cơ quan tham mưu cho địa phương (Thành ủy, UBND thành phố) trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nói chung trong đó có đội ngũ công

chức: Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban Tổ chức với Phòng Nội vụ trong công tác tham mưu xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho công chức để khắc phục tình trạng trong cùng một thời điểm một công chức được cử tham gia nhiều lớp nên không thể bố trí tham gia học tập. Một trong những nội dung quan trọng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng là cần có sự đánh giá đúng năng lực, trình độ của công chức để cử đi đào tạo, bồi dưỡng đúng người, đúng vị trí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 101 - 106)