5. Kết cấu của Luận văn
4.1. Quan điểm nâng cao chất lượng công chức hành chính của Thành
4.1. Quan điểm nâng cao chất lượng công chức hành chính của Thành phố Uông Bí phố Uông Bí
- Với những thực trạng và những vấn đề đặt ra hiện nay đối với đội ngũ công chức hành chính của thành phố Uông Bí, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính của thành phố Uông Bí phải xuất phát từ quan điểm, đường lối của Đảng, của Tỉnh Quảng Ninh và Nghị quyết của Thành uỷ Uông Bí. Xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính của thành phố Uông Bí phải xuất phát từ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, chất lượng của đội ngũ công chức của Thành phố phải đáp ứng được với yêu cầu cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Nâng cao chất lượng công chức hành chính của thành phố Uông Bí cần được coi là một trong những mục tiêu phát triển hàng đầu của Thành phố, vừa có tính cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của Thành phố, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và thực hiện tiến bộ xã hội.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính thành phố Uông Bí phải đảm bảo toàn diện về các mặt trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, hành vi, ý thức chính trị, đạo đức xã hội; phải có bước đi hợp lý, phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng giai đoạn. Đồng thời tập trung trọng tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ bộ lãnh đạo, quản lý.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính thành phố Uông Bí phải trên cơ sở yêu cầu của công việc. Lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo phẩm chất chính trị, đạo đức và trình độ năng lực của công chức. Thực hiện đúng nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ
và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của tổ chức và người đứng đầu và tinh thần trách nhiệm của từng công chức.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính thành phố Uông Bí phải thực hiện đồng bộ từ tuyển dụng, đào tạo đến sử dụng và thực hiện một cách đồng bộ các chính sách liên quan như: các chính sách phân bổ, sử dụng nhân lực và kể cả các chính sách khuyến khích, thu hút nhân tài, khen thưởng, kỷ luật, chế độ đãi ngộ... cho đội ngũ công chức.
4.2. Định hướng phát triển kinh tế, xã hội thành phố Uông Bí giai đoạn 2016-2020
Uông Bí nằm cách Thủ đô Hà Nội 115 km, cách thành phố Hải Dương 60 km, cách trung tâm thành phố Hải Phòng 30 km, cách trung tâm thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 40 km; có mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy rất thuận tiện cho việc giao lưu, tiêu thụ hàng hóa. Uông Bí nằm trong tâm điểm vùng tam giác động lực phát triển miền Bắc là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, do đó rất thuận tiện cho việc thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đặc biệt trên địa bàn thị xã có khu di tích lịch sử văn hóa và danh thắng Yên Tử (Kinh đô Phật giáo - Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam) và Đình Đền Công là khu di tích cấp Quốc gia; các khu di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh như: Hang Son, Ba Vàng và các khu du lịch sinh thái như: Hồ Yên Trung, Lựng Xanh... Đây là những tiềm năng nổi trội, điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và du lịch, dịch vụ của Thị xã cũng như của tỉnh Quảng Ninh. Uông Bí có nguồn tài nguyên khoáng sản than rất lớn (khu vực có trữ lượng than lớn của Quảng Ninh) đang được khai thác; đây là ngành công nghiệp quan trọng thúc đẩy các ngành công nghiệp điện, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, phát triển các khu công nghiệp tập trung tại thành phố. Ngoài ra, thành phố có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh, là tuyến phòng thủ phía Đông Bắc của Tổ quốc.
Đại hội Đảng bộ thành phố Uông Bí) lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2015- 2020 xác định, Uông Bí cần tập trung thực hiện các nội dung cơ bản: Tạo môi trường thông thoáng để giải phóng và phát triển sản xuất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành của tỉnh, các chủ đầu tư dự án chuẩn bị tốt các điều kiện, huy động mọi nguồn lực cho phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án trọng tâm; phối hợp và tạo điều kiện để tập đoàn Than- Khoáng sản Việt Nam và đơn vị kinh tế trên địa bàn quản lý tốt tài nguyên khoáng sản, phát triển mở rộng sản xuất; đẩy mạnh xây dựng và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền từ thị xã đến cơ sở; cấp ủy các cấp tập trung lãnh đạo giữ vững ổn định chính trị trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường lành mạnh để nhân dân yên tâm phát triển sản xuất; làm tốt hơn nữa công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh; gắn công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng với cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"...
Từ nay đến năm 2020, phát triển có trọng tâm, trọng điểm, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả để thực hiện công nghiệp hoá trước năm 2020. Tốc độ tăng trưởng GDP thời kỳ 2006-2010 đạt khoảng 13% thời kỳ 2011-2020 khoảng 14,2%. GDP bình quân đầu người vào năm 2010 (giá so sánh năm 1994) đạt 950 USD, năm 2020 đạt trên 3.120 USD. Tỷ lệ tích luỹ đầu tư lên 40% so với GDP vào năm 2010, đáp ứng 75% nhu cầu vốn đầu tư phát triển. Thực hiện tốt công tác xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm phát triển y tế, giáo dục -đào tạo, văn hoá thể dục- thể thao v.v..
- Về Công nghiệp: Phát triển các ngành công nghiệp có thế mạnh như: khai thác than, điện, vật liệu xây dựng, cơ khí mỏ, công nghiệp phục vụ du lịch..Xây dựng và phát triển các khu, cụm công nghiệp gắn với khu kinh tế, khu du lịch như khu công nghiệp như Chạp Khê, Phương Nam và một số khu công nghiệp khác trên hành lang đường 18A. Phát triển công nghiệp quy mô
nhỏ ở nông thôn. Đổi mới thiết bị, công nghệ hiện đại; tiếp nhận vốn và chuyển giao công nghệ tiên tiến từ bên ngoài. Giải quyết tốt các mâu thuẫn giữa phát triển công nghiêp, phát triển dịch vụ du lịch và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Về Du lịch: Tập trung phát triển du lịch thành trung tâm du lịch lớn tương ứng với vị thế của thành phố, có thu từ du lịch chiếm tỉ trọng cao, bền vững trong cơ cấu GDP. Tổ chức các tuyến du lịch trong tỉnh, ngoài tỉnh và du lịch nước ngoài. Chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch có chất lượng cao và các sản phẩm du lịch bổ trợ, sản phẩm lưu niệm thủ công mỹ nghệ, ẩm thực,…
- Về Phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội: Đẩy mạnh công tác dân số, nguồn nhân lực; nâng cao dân trí, mở rộng đào tạo nghề; tiếp tục thực hiện chương trình xoá đói, giảm nghèo. Chuyển đổi cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp, dịch vụ. Phát triển doanh nghiệp, mở rộng ngành nghề tạo thêm việc làm.
Bảo đảm mọi người dân đều được hưởng các dịch vụ y tế chất lượng cao, được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần, giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực tăng tuổi thọ.
Có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật, công nhân kỹ thuật. Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo công nhân kỹ thuật có tay nghề cao và hệ thống các trường, trung tâm đào tạo cán bộ công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển các khu công nghiệp, khu công nghệ trong vùng.
Về quốc phòng, an ninh: Phát triển kinh tế-xã hội phải gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, bảo đảm ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Xây dựng lực lượng dự bị động viên mạnh, khu vực phòng thủ vững chắc.
Các dự án ưu tiên đầu tư:
1. Nhà máy sản xuất sản phẩm sau tùng hương tại Uông Bí; thời gian thực hiện: 2010-2015
2. Làng văn hoá chân núi Yên Tử tại Uông Bí; thời gian thực hiện: 2010-2015.
3. Dây chuyền sản xuất đồ mộc gia dụng tại Uông Bí, thời gian thực hiện: 2010-2015
4. Đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp và đô thị Chạp Khê-Dốc Đỏ tại Uông Bí; thời gian thực hiện: 2010-2020
5. Trồng thông và nhà máy chế biến nhựa thông tại Uông Bí, thời gian thực hiện: 2008-2020.