Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn apatit việt nam (Trang 35 - 39)

2.2.1. Phương pháp tiếp cận

Phương pháp tiếp cận hệ thống: trong quá trình nghiên cứu công tác lập KHSXKD công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam cần xem xét các yếu tố tác động đến quá trình lập KH. Các yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, các yếu tố này ảnh hưởng nhiều đến kết quả và hiệu quả của quá trình lập KHSXKD. Với việc lập KHSXKD hiệu quả giúp công ty tiết kiệm được chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động cũng như tăng lợi nhuận cho công ty. Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển kinh tế, các yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra thay đổi nên ảnh hưởng rất nhiều đến chi phí sản xuất của công ty.

Phương pháp tiếp cận có sự tham gia: trong quá trình đánh giá xem xét công tác lập KHSXKD của công ty có sự tham gia của các bên liên quan từ công tác chuẩn bị nguyên, nhiên vật liệu, con người... Trong đó có sự tham gia của các cán bộ, ban lãnh đạo của công ty, ban lãnh đạo của các chi nhánh… để lấy ý kiến các đối tượng quản trị để ý kiến đánh giá công tác lập KHSXKD, để xem xét những đánh giá của các bên liên quan đến công tác lập KHSXKD của công ty. Trong nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp thông qua bảng hỏi… nghiên cứu vận dụng một cách linh hoạt để tiết kiệm thời gian nhưng cũng đảm bảo có được những thông tin

cần thiết. Với những thông tin đó được xem xét và đánh giá để thấy được những điểm mạnh và điểm yếu của công tác lập KHSXKD của công ty.

Phương pháp tiếp cận theo nhóm: Để đánh giá một cách toàn diện công tác lập KHSXKD của công ty. Dựa theo các đối tượng thuộc diện quản lý, trong nghiên cứu của mình tác giả chia ra làm các đối tượng như sau:

- Đối tượng thứ nhất: cán bộ quản lý tại công ty và cán bộ quản lý tại các chi nhánh.

- Đối tượng thứ hai: là cán bộ, chuyên viên các phòng ban, và chi nhánh liên quan trực tiếp đến công tác lập KHSXKD, đối tượng này chịu sự quản lý của cán bộ quản lý.

Với việc sử dụng phương pháp tiếp cận theo nhóm có được cái nhìn tổng thể cũng như xem xét được một cách cụ thể của quá trình lập KHSXKD của công ty.

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Những tư liệu thứ cấp được thu thập từ những tài liệu đã công bố bao gồm: Thông tin về tổng quan, cơ sở khoa học được tổng kết từ những tài liệu liên quan đến lập kế hoạch sản xuất kinh doanh được thu thập từ các nguồn khác nhau, trong đó chủ yếu từ Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Trung tâm học liệu của Đại học Thái Nguyên và trên mạng internet…

Thông tin liên quan đến công ty được thu thập từ những tài liệu đã công bố từ các chi nhánh, phòng kế hoạch thị trường, phòng tổ chức lao động, phòng kế toán thống kê tài chính và các phòng ban liên quan

- Xử lý số liệu: sau khi đã thu thập được các tài liệu cần thiết, tác giả tiến hành tổng hợp và xử lý. Thông qua đó, tác giả tiến hành phân tích và đánh giá để có cái nhìn tổng quan về quá trình lập KHSXKD của công ty nhằm tìm ra những ưu và nhược điểm. Từ đó đề ra giải pháp.

2.2.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Trong nghiên cứu, tác giả tiến hành thu thập số liệu thứ với mẫu phiếu đã được chuẩn bị sẵn nhằm khảo sát và đánh giá của các đối tượng liên quan về công tác lập kế hoạch của công ty.

Phương pháp thu thập cụ thể như sau:

+ Đối với đối tượng điều tra là ban lãnh đạo công ty, trưởng phó phòng các phòng ban liên quan, giám đốc và phó giám đốc các chi nhánh, chuyên viên các phòng ban cùng các cán bộ làm công tác kế hoạch tại các chi nhánh. Trong nghiên cứu này để xác định được số chuyên gia sẽ được điều tra về công tác lập KH SXKD của Công ty apatit Việt Nam

+ Xác định mẫu: tính đến thời điểm ngày 31 tháng 7 năm 2018 công ty có 95 cán bộ đó là: cán bộ lãnh đạo công ty, trưởng và phó phòng, chuyên viên công ty và lãnh đạo tại các chi nhánh. Với quy mô nghiên cứu nhỏ nên tác giả tiến hành điều tra tổng thể nhằm đảm bảo về mặt thống kê.

Các bước tiến hành nghiên cứu bằng cách kết hợp phương pháp Delphi – phỏng vấn chuyên gia được thể hiện qua sơ đồ như sau:

Sơ đồ 2.1: Trình tự các bước tiến hành nghiên cứu theo phương pháp Delphi – phỏng vấn chuyên gia

(Nguồn: T-Giang, 2013, Phương pháp Delphi)

1. Phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia

2. Xử lý và tổng hợp các nguyên nhân được trả lời

4. Xử lý và định lượng ảnh hưởng các nguyên nhân 3. Lập bảng hỏi lần 1 và tiến hành phỏng vấn dựa trên các kết quả phỏng vấn 5. Lập bảng hỏi lần 2 và tiến hành phỏng vấn. Lần 2 giống lần 1 nhưng bổ sung 6. Xử lý và lấy kết quả lần 2 làm số liệu chính để tiến hành phân tích Định tính Định lượng

Bước 1: Phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia để xác định nguyên nhân

ảnh hưởng tới sự khác biệt giữa kế hoạch và thực tế thực hiện trong công tác lập kế hoạch SXKD của công ty Apatit Việt Nam (phỏng vấn định tính).

Bước 2: Xử lý và tổng hợp các câu trả lời trong bảng phỏng vấn trực tiếp. Bước 3: Lập bảng hỏi lần 1 và tiến hành phỏng vấn dựa trên các

nguyên nhân đã thu được và tiến hành điều tra mức độ tác động của các nguyên nhân thông qua thang điểm từ 0 đến 10 về mức độ tác động đến toàn bộ quy trình kế hoạch (sử dụng bảng hỏi định lượng).

Bước 4: Xử lý và tổng hợp số liệu điều tra thu được từ bảng hỏi lần 1. Bước 5: Lập bảng hỏi lần 2 và tiến hành phỏng vấn với nội dung câu

hỏi tương tự nhưng bổ sung thêm giá trị điểm trung bình của các chuyên gia ở lần 1 vào bảng hỏi và các chuyên gia sẽ được tham khảo bảng tổng hợp kết quả điểm trả lời của các chuyên gia (ẩn danh) ở lần phỏng vấn 1 cùng bảng hỏi mà họ đã trả lời ở lần trước để các chuyên gia có thể đối chiếu ý kiến của mình với các chuyên gia khác và đưa ra quyết định hợp lý hơn (sử dụng bảng hỏi định lượng).

Bước 6: Xử lý số liệu lần 2 và lấy nó làm kết quả chính để nghiên cứu. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu: đề tài hệ thống hóa dữ liệu bằng việc xử lý số liệu.

2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Trong nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả nhằm mô tả thực trạng lập kế hoạch của công ty nhằm đánh giá thông qua những bảng biểu cũng như các đồ thị để thấy được xu hướng cũng như sự biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu.

2.2.3.2. Phương pháp phân tích tài chính

Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu để tính toán phân tích, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình lập kế hoạch cũng

như xem xét được một phần chính xác giữa kế hoạch đề ra và tình hình thực tế như nào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn apatit việt nam (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)