Chính sách khuyến khích cá nhân và cộng đồng xã hội đầu tư cho GDĐH có chất lượng cao ở trong nước nhằm thu hút du học sinh tại chỗ.

Một phần của tài liệu Chính sách quản lý xuất, nhập khẩu giáo dục đại học việt nam trong bối cảnh giáo dục xuyên quốc gia và GATS (Trang 124 - 125)

d) Hệ thống văn bản pháp luật được soạn thảo và biên soạn thiếu tính chuyên nghiệp, phần lớn chịu sự ảnh hưởng bởi những “tâm huyết và ước vọng không

4.2.4. Chính sách khuyến khích cá nhân và cộng đồng xã hội đầu tư cho GDĐH có chất lượng cao ở trong nước nhằm thu hút du học sinh tại chỗ.

có chất lượng cao ở trong nước nhằm thu hút du học sinh tại chỗ.

Ở Việt Nam, chủ trương về “Xã hội hóa” giáo dục đã có từ trên 12 năm qua và đã được thể hiện tương đối rõ trong Nghị quyết 05/NQ-CP ngày 18/05/2005. Tuy vậy, vẫn có nhiều nội dung đang còn là những “mảng mờ” và thường được hiểu đơn giản là người dân đóng góp tài chính cho GDĐH. Nếu thử nhìn vào những mục tiêu chung của xã hội hóa có thể thấy, gần như không có sự khác biệt đáng kể giữa chủ trương này với xu thế “tư nhân hóa” về giáo dục đã xảy ra trong khoảng vài mươi năm qua trên thế giới. Thế giới đã và đang trài qua 3 làn sóng về tư nhân hóa. Làn sóng thứ nhất là tư nhân hóa doanh nghiệp, làn sóng thứ hai là tư nhân hóa các lĩnh

vực dịch vụ như telecoms, hàng không, điện, nước và làn sóng thứ ba là tư nhân hóa giáo dục, chăm sóc y tế, quỹ hưu trí... Nhưng trong làn sóng tư nhân hóa về giáo dục, chưa thấy có hình thái chuyển đổi sở hữu hay “cổ phần hóa”. Tức là khác với tư nhân trong các doanh nghiệp sản xuất dịch vụ khác, tư nhân hóa dịch vụ giáo dục là nhằm mở rộng việc cung cấp dịch vụ giáo dục tư (private provision) ngay trong các trường công, hay là liên kết giữa nhà nước và nhà đầu tư tư nhân (Public Private Partnership – PPP) như có thể thấy ở mô hình trường đại học ở một số quốc gia (Như trường đại học quản lý Singapore là một ví dụ)20.

Như vậy, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các trường đại học tư (hoặc các hoạt động mang “tính chất tư” ở trong các trường công) để liên kết hợp tác với các trường đại học quốc tế, vì các trường đại học tư (hoặc các hoạt động mang “tính chất tư” ở trong các trường công) thường có cơ chế năng động hơn (do có động lực và lợi ích rõ ràng) nên sẽ có khả năng thu hút, liên kết thành công với các đại học 20GS. Phạm Phụ, 7 kiến nghị/giải pháp cho GD ĐH Việt Nam, Báo cáo cho Đoàn Giám sát Quốc Hội, 3/2010

có chất lượng quốc tế và nhanh chóng đưa được các chương trình có bằng cấp và chất lượng quốc tế đến những du học sinh tiềm năng để thu hút họ du học tại chỗ.

Lợi ích của việc thu hút du học tại chỗ đã được minh chứng rõ nét ở các chính sách thành công của Hàn quốc, Malaysia. Bên cạnh các lợi ích cho người học, nhất là việc giảm được chi phí (kể cả học phí và sinh hoạt phí) là còn lợi ích của một chính sách kèm theo là “nội địa hóa” các chương trình có chất lượng của các trường đại học quốc tế. Khác với Việt Nam, ở Malaysia, sau khi được phép thành lập, các trường đại học tư (private college) thường chỉ được xúc tiến và phát triển các chương trình đào tạo của nước ngoài, tức là họ không được tuyển sinh cho các chương trình do Bộ giáo dục ban hành tương tự như chương trình của các trường đại học công. Một trong những lý do là để tránh sự cạnh tranh trực diện không cần thiết với các trường đại học công. Mặt khác, đây là chính sách quan trọng của Malaysia để thông qua cơ chế trường tư để nhập khẩu và sau đó là “nội địa hóa” các chương trình quốc tế vào thị trường nội địa của Malaysia. Bên cạnh đó, thực tiễn đã chứng minh đây là một trong các giải pháp chống “chảy máu chất xám” hữu hiệu21.

Tuy nhiên, đây là việc mà các thường các trường đại học công thường không muốn làm (do không có động cơ thúc đẩy), trong khi đó cơ chế hoạt động năng động của các trường đại học tư lại có thể rất là phù hợp. Do vậy, đã đến lúc Việt Nam cần có chính sách “ưu tiên” và khuyến khích các trường đại học tư (thậm chí mới thành lập) được tham gia vào thị trường xuất nhập khẩu giáo dục đại học, với mục tiêu sau cùng là “nội địa hóa” được các chương trình đại học có chất lượng của quốc tế vào Việt Nam. Có như vậy, một viễn cảnh của những năm trước 2020, người học Việt Nam mới có thể được tiếp cận các chương trình đào tạo tiên tiến (đã được nội địa hóa) với một khả năng tiếp cận rộng rãi và với chi phí có thể chấp nhận được ở số mức đại trà.

Một phần của tài liệu Chính sách quản lý xuất, nhập khẩu giáo dục đại học việt nam trong bối cảnh giáo dục xuyên quốc gia và GATS (Trang 124 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w