Chương trình học bổng của Cơ quan trao đổi học thuật Đức (DAAD)

Một phần của tài liệu Chính sách quản lý xuất, nhập khẩu giáo dục đại học việt nam trong bối cảnh giáo dục xuyên quốc gia và GATS (Trang 102 - 103)

d) Hệ thống văn bản pháp luật được soạn thảo và biên soạn thiếu tính chuyên nghiệp, phần lớn chịu sự ảnh hưởng bởi những “tâm huyết và ước vọng không

3.4.3.2.Chương trình học bổng của Cơ quan trao đổi học thuật Đức (DAAD)

Cơ quan trao đổi học thuật Đức (DAAD) là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập trên cơ sở hợp tác của các trường đại học Đức, có nhiệm vụ vun đắp, thúc đẩy sự hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học. Hàng năm, DAAD có các chương trình học bổng sau:

- Học bổng nghiên cứu dành cho cán bộ khoa học trẻ: Thời gian học bổng dựa

trên cơ sở đề cương nghiên cứu về kế hoạch thực hiện đề tài nghiên cứu, tối đa là 10 tháng cho nghiên cứu viên ngắn hạn, 3 năm cho nghiên cứu sinh thực hiện một luận án tiến sĩ hoàn chỉnh, trường hợp ngoại lệ có thể kéo dài đến 4 năm.

- Chương trình mời lại/nghiên cứu chuyên sâu dành cho giảng viên đại học và cán bộ khoa học đã có bằng tiến sĩ của Việt Nam và của Đức. Thời gian lưu trú tại Đức tối thiểu 3 tuần, tối đa 2 tháng. (Trường hợp ngoại lệ có thể dài hơn).

- Các khóa bổ sung (cao học) dành cho các nước đang phát triển: Đối tượng là những người có kinh nghiệm công tác thực tiễn tối thiểu 2 năm trong lĩnh vực liên quan đến khóa học định xin học bổng.

- Học bổng thạc sĩ chuyên ngành Luật và Ngôn ngữ Đức: Ưu tiên giảng viên

đại học chuyên ngành liên quan và sẽ học bằng tiếng Đức. - Học bổng đào tạo chuyên sâu ngành Y.

DAAD tại Hà Nội hợp tác chặt chẽ với Bộ GDĐT trong tuyển sinh (phỏng vấn) các ứng viên học bổng ngân sách Nhà nước Việt Nam đăng ký đi học tại Đức; hỗ trợ việc bồi dưỡng tiếng Đức tại Việt Nam và Đức bằng học bổng của DAAD; hỗ trợ tìm cơ sở đào tạo/chương trình đào tạo cho ứng viên, hỗ trợ thêm sinh hoạt phí. Thông tin chi tiết xem tại website: www.daadvn.org

Một phần của tài liệu Chính sách quản lý xuất, nhập khẩu giáo dục đại học việt nam trong bối cảnh giáo dục xuyên quốc gia và GATS (Trang 102 - 103)