quyền quyết định được trao chủ yếu cho bộ môn/giảng viên, sau đó đến chính phủ (Bộ) và thẩm quyền ít nhất là cấp trường đại học (mô hình a2, b3, c1). Về mặt trái ngược là mô hình a1, b2 và c3 (cấu trúc đầu nặng) điển hình là ở Liên Xô (cũ) hoặc một số nước có chính sách an sinh xã hội rất tốt, giáo dục đại học gần như miễn phí, không có trường đại học tư (như Cu Ba). Ở các nước như Hoa kỳ và Anh áp dụng kiểu a3 tức là chính phủ có rất ít thẩm quyền. Thẩm quyền được trao chủ yếu cho cấp trường b1 hoặc cho cấp bộ môn c1.10
Bảng 1.4: Các kiểu phân phối thẩm quyền trong quản lý GDĐH
Cấp (I) (II) (III) (IV) (V)
a) Chính phủ b) Trường ĐH c) Bộ môn/thầy giáo
1.3.2 Chính sách quản lý xuất - nhập khẩu giáo dục đại học
Dưới ảnh hưởng to lớn của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế, các nhà nước, các nhân, doanh nghiệp, trường học,... có thể dùng những phương thức linh hoạt hơn, nhanh hơn và rẻ hơn trước đây khi tiếp cận với thế giới bên ngoài quốc gia. Toàn cầu hóa đương nhiên đem lại cơ hội và kèm theo đó là thách thức cho mọi nhà nước, cá nhân, đơn vị vì nó đã tạo ra môi trường cạnh tranh cao độ khiến cá nhân, đơn vị, nhà nước đều không thể không phải đối diện.
Trong dòng thác biến động không ngừng và ngày càng khốc liệt này, không một quốc gia nào không mong có được và duy trì được một ưu thế tương đối có lợi cho mình thông qua nâng cao năng lực cạnh tranh. Trước những áp lực bên trong và bên ngoài đan xen nhau, giáo dục đại học ngày càng khẳng định vai trò khai sáng, truyền bá tri thức, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài không chỉ trong phạm vi biên giới của từng quốc gia mà còn đem đến những lợi thế cạnh tranh lớn trong toàn cầu, đem lại các nguồn lợi kinh tế lớn và ảnh hưởng chính trị sâu rộng mà không một quốc gia nào không tích cực tìm kiếm.11
Sự phát triển nhanh chóng và phổ cập của ICT, dạy học qua mạng với ưu điểm không chịu sự hạn chế về thời gian và địa điểm, chi phí thấp, cho phép tiếp cận một 10 Phạm Phụ, Về khuôn mặt mới của giáo dục đại học Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM, 2005