Đánh giá chung về chính sách quản lý các chương trình liên kết

Một phần của tài liệu Chính sách quản lý xuất, nhập khẩu giáo dục đại học việt nam trong bối cảnh giáo dục xuyên quốc gia và GATS (Trang 92 - 95)

d) Hệ thống văn bản pháp luật được soạn thảo và biên soạn thiếu tính chuyên nghiệp, phần lớn chịu sự ảnh hưởng bởi những “tâm huyết và ước vọng không

3.3.2.4 Đánh giá chung về chính sách quản lý các chương trình liên kết

Trong khoảng 10 năm qua, các chương trình liên kết đã có nhiều đóng góp quan trọng trong thúc đẩy các trường đại học nỗ lực đổi mới chương trình, nội dung tài liệu giáo trình, xây dựng đội ngũ giảng viên đạt chuẩn, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất nhằm từng bước đưa GDĐH Việt Nam phát triển và hội nhập quốc tế. Trên góc độ quản lý nhà nước về hoạt động này, có thể đánh giá chung về chính sách quản lý các chương trình liên kết thông qua một số mặt chủ yếu sau:

Về quản lý phê duyệt, cấp phép: Có thể nói quy trình phê duyệt, cấp phép là khá chặt chẽ. Hầu hết các chương trình liên kết đều đã được thẩm định và phê duyệt bởi các cấp có thẩm quyền. Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp đã tuyển sinh rồi mới phát hiện sai trái trong thủ tục cấp phép. Đơn cử như trường hợp “đào tạo Thạc

sỹ không phép giữa thủ đô Hà Nội” của Công ty Cổ phần Skills Group Việt Nam

(thuộc Tập Đoàn Skills Group của Đan Mạch). Theo kết quả điều tra, Công ty này tự ý tuyển sinh và tổ chức lớp học đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) từ đầu tháng 7.2009 cho hơn 20 học viên với mức học phí từ 4.500USD - 6.000USD mà không hề được sự cho phép của các cơ quan chức năng, trái với quy định của luật pháp Việt Nam. Phải đến sau khi nhập gần mấy tháng thì vụ việc mới được phát giác bới các cơ quan báo chí. Phải sau khi công luận lên tiếng thì các cơ quan quản lý mới vào cuộc và buộc đơn vị tổ chức chương trình liên kết dừng hoạt động và hoàn trả kinh phí cho người học. Kết luận xử phạt không được nêu rõ, chỉ biết Công ty Cổ phần Skills Group tự nhận đã sai vì dựa vào ý kiến tư vấn không đúng khi xúc tiến mở chương trình liên kết (trong đó Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI) cũng chịu trách nhiệm giải trình sự liên đới.

Nhằm chấn chỉnh công tác quản lý hoạt động nhập khẩu GDĐH thông qua việc tăng cường công tác quản lý đối với các chương trình liên kết đào tạo, đồng thời đảm bảo quyền lợi chính đáng của người học và các bên tham gia chương trình liên kết đào tạo, gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành cuộc “Tổng kiểm tra các chương trình Liên kết đào tạo với nước ngoài” và yêu cầu các trường trong khoảng một tháng (trước ngày 28/2/2010) phải báo cáo về Bộ. Tính đến tháng 8-2009, cả nước có 34 trường đại học, cao đẳng được Bộ GD & ĐT phê duyệt chương trình liên kết đào tạo với các nước: Mỹ, Anh, Pháp, Canada, Úc, Bỉ, Trung Quốc, Singapore... Tuy nhiên, trên thực tế, việc liên kết đào tạo với nước ngoài nở rộ đến mức không thể thống kê được hết!

Về quản lý chất lượng chương trình: Đây là một việc còn rất nhiều bất cập và dường như chưa có lời giải tốt nhất.

Một điều dễ nhận thấy ở các chương trình liên kết là các chương trình học có nội dung hầu như dựa vào các chương trình của trường đối tác nước ngoài. Thêm vào đó, tính linh hoạt của chương trình không cao, các sinh viên còn học quá nhiều môn bắt buộc trong khi số đầu môn tự chọn là quá ít. Nguyên nhân của tính thiếu linh hoạt này là do thiếu giáo viên dạy cho các chương trình này nên số môn tự chọn bị giới hạn. Như vậy ta đã rất buông lỏng trong giám sát thực hiện chương trình, việc không có môn tự chọn do thiếu giáo viên đã biến việc dạy linh hoạt và lấy người học làm trung tâm đã được thay thế bằng chương trình bắt buộc sơ cứng, số môn học của các chương trình liên kết là tương đối ít so với các chương trình học bình thường. Hiện ta thiếu các quy định để chế tài về việc giảm tính linh hoạt, cắt giảm môn học của chương trình khi nhập khẩu vào Việt Nam, dẫn đến tình trạng “vàng thau lẫn lộn”, làm người học hoang mang.

Một điều đáng chú ý là mặc dầu vấn đề quản lý chất lượng chương trình đang là một cảnh báo, trong báo cáo mà Bộ yêu cầu các trường có chương trình liên kết với nước ngoài phải báo cáo vào tháng 2/2010 thì chỉ tập trung vào các tiêu chí (thông tin) về mặt lượng: “ tên, địa chỉ liên hệ của các cơ sở giáo dục Việt Nam; tên,

địa chỉ liên hệ của cơ sở giáo dục nước ngoài; số văn bản và ngày phê duyệt; tên chương trình liên kết đào tạo; thời hạn được phép thực hiện liên kết đào tạo; mô hình liên kết đào tạo; chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm; họ tên và chức vụ của người được cơ sở giáo dục Việt Nam giao nhiệm vụ quản lý hoặc điều phối chương trình liên kết đào tạo và những phát sinh nếu có”. Trong đó nhấn mạnh thông tin về: “công tác tổ chức tuyển sinh; số lượng sinh viên đã tuyển sinh các khóa; công tác tổ chức giảng dạy; kết quả học tập của sinh viên; số sinh viên đã tốt nghiệp và tỷ lệ tốt nghiệp từng khóa; số lượng sinh viên đang theo học chương trình liên kết đào tạo; văn bằng, chứng chỉ đã cấp; công tác quản lý tài chính; đánh giá kết quả, thuận lợi, khó khăn, kiến nghị, ...”. như vậy các thông tin về mặt chất lượng của chương trình

vẫn còn bỏ ngỏ, chưa được chú trọng đúng mức16.

Về quản lý đối tác nước ngoài: Có thể nói trong khi Bộ GD & ĐT đã đề ra rất nhiều tiêu chí khắt khe để làm căn cứ được phê duyệt trường đại học Việt Nam được làm đối tác trong các chương trình liên kết, trong khi các quy định về phía đối tác lại rất lỏng lẻo, chỉ cần trường đó có hiện diện và đã được một cơ quan kiểm định cấp giấy chứng nhận (trong khi ở các nước, việc một công ty tư nhân thành lập để cấp giấy phép cho các trường đại học không tên tuổi là chuyện có thật theo cảnh báo của 16Công văn số: 381/BGDĐT-ĐTVNN, ngày 22/1/2010, Báo cáo về chương trình liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục nước ngoài.

TS. Mark Aswill - nguyên Giám đốc Viện Giáo dục Quốc tế Hoa kỳ (IIE) tại Việt Nam). Thậm chí, tuy mới ra đời gần đây nhưng Trường Kinh doanh Miler - 100% vốn nước ngoài - đã thu hút khoảng 300 sinh viên theo học. Đối tác của Trường Kinh doanh Miler là Trường ĐH Central Queensland (CQU, Úc). Liệu trường Kinh doanh Miler là trường đại học 100% vốn nước ngoài đầu tư? Nếu không, vì sao trường này lại được liên kết với các đại học quốc tế để đào tạo chương trình đại học? Tại sao điều này lại không được chấp nhận đối với các trường (công và tư thục) Việt Nam khi chỉ mới thành lập đã được tiến hành chương trình liên kết với nước ngoài? Phải chăng Việt Nam đang thực thi “ngược” Quy chế tối huệ quốc (MFN)?17 Như vậy, khi các chương trình liên kết đào tạo quốc tế ngày càng nở rộ nhưng hiệu quả, chất lượng đến đâu thì người học, thậm chí các trường phía Việt Nam, vẫn không nắm rõ. Phản ánh tình hình này, mới đây báo Người Lao động ra ngày 25/5/2010 đã nêu lên hiện tượng người đi học “nhắm mắt theo học” hay “nhập nhèm liên kết đào tạo” để chỉ tình trạng người học (sinh viên và phụ huynh) có quá ít thông tin về các trường đại học quốc tế hiện diện tại Việt Nam qua các chương trình liên kết. Lấy trường Kinh doanh Miler (100% vốn nước ngoài) làm ví dụ. Theo quảng cáo của Miler thì “CQU là một trong các trường có tốc độ phát triển nhanh nhất Úc với nền giáo dục chất lượng cao và bằng cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế. CQU dẫn đầu bang Queensland trong việc thu hút sinh viên quốc tế”. Tuy vậy, các sinh viên theo học trường này vẫn không rõ chất lượng như thế nào, chương trình được cơ quan kiểm định giáo dục Úc công nhận ra sao... Trong khi đó, Miler chỉ cho biết chung chung: “Bằng cấp danh tiếng của CQU được công nhận rộng rãi trên toàn nước Úc và thế giới. Năm 2007 và 2008, tài liệu hướng dẫn các trường đại học của Úc đánh giá CQU đạt hạng “5 sao” về các tiêu chí”! Thật đáng quản ngại khi mà các cơ quan quản lý và người học, người dân Việt Nam chỉ được biết về “chất lượng” của các trường hiện diện trong các chương trình liên kết thông qua các từ ngữ hoa mỹ của các tài liệu marketing của họ. Hiện ta chưa hề có cơ chế chế tài để “phạt” hành vi “nói quá” hay “không trung

thực” về chương trình và trường đại học nước ngoài khi họ muốn thâm nhập và phát

triển ở thị trường GDĐH Việt Nam. Hậu quả là “người học phải tự bơi”.

Khi bàn đến vấn đề này, nhiều nhà quản lý trường đại học Việt nam chia sẻ:

“Khi lên internet tìm kiếm các chương trình LKĐT với nước ngoài, nhiều phụ huynh và sinh viên thấy như rơi vào giữa mê hồn trận. Trường nào cũng giới thiệu thông

17 (Qui chế tối huệ quốc là Quy chế quy định các thành viên WTO phải đối xử bình đẳng với các nước khác.Theo các Hiệp định của WTO, về nguyên tắc, các quốc gia không phân biệt đối xử với các đối tác thương mại Theo các Hiệp định của WTO, về nguyên tắc, các quốc gia không phân biệt đối xử với các đối tác thương mại của mình, cho dù đối tác đó giàu hay nghèo, mạnh hay yếu. Nguồn: http://wto.dddn.com.vn/Web/ContentDetail.aspx?distid= 166& lang =vi-VN).

tin tốt về mình, đào tạo hay, bằng cấp tốt. Có thể khi mở chương trình đào tạo, nhiều

Một phần của tài liệu Chính sách quản lý xuất, nhập khẩu giáo dục đại học việt nam trong bối cảnh giáo dục xuyên quốc gia và GATS (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w