d) Hệ thống văn bản pháp luật được soạn thảo và biên soạn thiếu tính chuyên nghiệp, phần lớn chịu sự ảnh hưởng bởi những “tâm huyết và ước vọng không
3.3.2.3 Chương trình đào tạo đại học tiên tiến – một mô hình chương trình đào tạo liên kết có sự tài trợ và quản lý chặt chẽ của Nhà nước
tạo liên kết có sự tài trợ và quản lý chặt chẽ của Nhà nước
Đưa vào thí điểm đào tạo một số chương trình, giáo trình tiên tiến được xem là “bước đi” đầu tiên trong lộ trình thực hiện đề án “Đổi mới GD ĐH Việt Nam 2006 – 2020”. Đây cũng là khâu đột phá để GDĐH Việt Nam hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới. Theo hướng dẫn tổ chức triển khai thí điểm đào tạo theo chương trình, giáo trình tiên tiến ban hành năm 2006, các trường đại học được Bộ giao nhiệm vụ đào tạo thí điểm sẽ tổ chức tuyển sinh 3 khối ngành được thí điểm đào tạo theo chương trình tiên tiến là: Khoa học tự nhiên, Kỹ thuật công nghệ và Quản lý Kinh tế. Căn cứ điều kiện thực hiện, trong những năm đầu Bộ sẽ tập trung thí điểm ở 14 trường đại học trọng điểm quốc gia.
Theo sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 14 trường đại học được chọn là những trường có điều kiện (giảng viên, cơ sở vật chất, môi trường, truyền thống, ...) để có thể triển khai thí điểm chương trình tiên tiến. Bộ yêu cầu nếu trường nào có nguyện vọng đào tạo thí điểm chương trình tiên tiến thì phải xây dựng đề án để Bộ xem xét phê duyệt. Trong năm 2006, đã có hơn 20 đề án thí điểm đào tạo chương trình, giáo trình tiên tiến của: ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP.HCM, trường ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Thái Nguyên, ĐH Cần Thơ, trường ĐH Bách khoa (Đà Nẵng)...nộp lên Bộ để xem xét và phê duyệt.
Trên cơ sở đề án các trường gửi lên, Bộ phải xem xét, lựa chọn, đồng thời, ban hành hướng dẫn để các trường thực hiện chủ trương này. Căn cứ hướng dẫn, các trường hoàn thiện đề án thì mới có quyết định giao nhiệm vụ cho trường nào đào tạo thí điểm chương trình gì. Việc tham gia đào tạo thí điểm chương trình, giáo trình tiên tiến là hoàn toàn do các trường tự nguyện và Bộ không ép. Vấn đề đặt ra là các trường có chuẩn bị đủ các điều kiện để tiếp nhận chương trình tiên tiến hay không. Mỗi đề án gửi lên sẽ tập trung vào một ngành hay một chương trình đào tạo. Trong đề án phải thuyết minh đủ tất cả các thông tin cần thiết cho việc xin đào tạo chương trình tiên tiến. Cụ thể như: tên ngành, nguồn gốc xuất xứ, tiếng sử dụng đào tạo; đồng thời mô tả chương trình đó về cấu trúc các học phần, đội ngũ giảng dạy, cơ sở vật chất... tương thích với chương trình đào tạo "nhập khẩu" của các nước. Các chương trình thí điểm là chương trình tiên tiến đang được giảng dạy ở các trường
danh tiếng và có truyền thống trên thế giới. Ví dụ như đại học Harvard (Mỹ), các trường đại học nổi tiếng của Úc, Anh, Canada...
Trong “Hướng dẫn tạm thời về tổ chức triển khai thí điểm đào tạo theo chương trình, giáo trình tiên tiến”, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra bốn tiêu chí về đội ngũ giảng viên đối với các trường muốn tham gia chương trình thí điểm, bao gồm: (i) Có đủ số lượng cán bộ có năng lực và trình độ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ để tham gia giảng dạy, (ii) Có ít nhất 30% giảng viên trẻ (dưới 40 tuổi) được đào tạo ở nước ngoài (ưu tiên khối tiếng Anh) trong tổng số giáo viên tham gia gảng dạy, (iii) Có 100% giảng viên có khả năng sử dụng các phương tiện hiện đại. Nếu giảng dạy bằng tiếng nước ngoài thì phải đủ lực lượng giáo viên có khả năng giảng dạy bằng tiếng nước ngoài, (iv) Ưu tiên chọn chương trình có giảng viên là người nước ngoài hoặc Việt kiều tham gia giảng dạy15
Như vậy, việc đưa thí điểm đào tạo chương trình, giáo trình tiên tiến phải đáp ứng điều kiện đặt ra ở cả 3 phía: nhà trường - xã hội - sinh viên. Trong đề án các trường phải thuyết minh rõ: điều kiện tuyển sinh, điều kiện ràng buộc trong quá trình học, tương thích với chương trình khung GD ĐH Việt Nam... Trên nguyên tắc, những chương trình tiên tiến thí điểm đào tạo phải đảm bảo cấu trúc và theo mẫu mã đã được quy định; đồng thời, phải có thuyết minh các học phần. Mỗi môn học đều phải có mô tả ngắn gọn trong thuyết minh của đề án. Còn lại, đối với những môn ở các nước không có như: môn học giáo dục chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục thể chất quốc phòng,... sẽ được các trường tổ chức giảng vào năm thứ nhất cùng với môn ngoại ngữ. Tất cả gói vào 1 năm và có thể coi đó là năm đầu tiên đào tạo dự bị. Thời gian 3 năm còn lại là học chuyên môn của chương trình tiên tiến. Về cơ bản quỹ thời gian vẫn giữ 4 năm.
Về tuyển sinh, quy trình tuyển sinh chương trình đào tạo tiên tiến không khác khác so với quy trình tuyển sinh đại học, cao đẳng thông thường. Các thí sinh vẫn tham gia thi 3 chung bình thường. Sau khi trúng tuyển thì nhà trường sẽ thông báo có tuyển sinh đào tạo theo chương trình tiên tiến, kèm theo những tiên chí, điều kiện để sinh viên đăng ký. Những tiêu chí cụ thể gồm: ngoại ngữ, điểm thi đầu vào, kinh phí... Hoặc, đối với các trường được Bộ giao nhiệm vụ thì trong cuốn "Những điều cần biết" nhà trường sẽ thông báo tuyển sinh chương trình đào tạo tiên tiến ngành nào, chỉ tiêu, điều kiện... để thí sinh tham khảo. Như vậy các thông tin sẽ được thông báo trước để sinh viên đăng ký học một cách tự nguyện.
Tham gia chương trình này sẽ tốn kém hơn nhưng sinh viên sẽ có quyền lợi: được học chương trình tiên tiến tương đương với các chương trình nước ngoài; được đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở các nước khác, hay quá trình học được các giáo sư nước 15 Hướng dẫn tạm thời về tổ chức triển khai thí điểm đào tạo theo chương trình, giáo trình tiên tiến - Bộ GD&ĐT.
ngoài, Việt kiều nước ngoài về giảng dạy và học toàn bộ bằng tiếng Anh... Do vậy các trường sẽ áp dụng mức học phí cao hơn nhiều so với học phí dành cho sinh viên học chương trình bình thường. Các trường được khuyến khích chủ động tính toán, cân đối cụ thể trên nguyên tắc lấy thu đủ bù chi. Khi tính toán kinh phí đào tạo các trường có thể lấy từ nhiều nguồn: (i) Nguồn học phí, (ii) nguồn Nhà nước cấp hàng năm (1 sinh viên/5,9 triệu đồng/năm), (iii) kinh phí từ các chương trình hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học mà nhà trường cam kết sẽ hỗ trợ cho chương trình này. Ngoài ra, bên cạnh Ngân sách Nhà nước cấp hằng năm theo định mức thông thường, Bộ Giáo dục và Đào tạo có hỗ trợ một phần từ khoản kinh phí xây dựng chương trình khung, hỗ trợ trong việc mua giáo trình, tài liệu... Như vậy, về kinh phí Bộ chỉ ban hành các cơ chế thực hiện, còn các trường phải chủ động triển khai cụ thể. Điều đó có nghĩa là người học chỉ đóng một phần kinh phí chứ không phải đóng toàn bộ kinh phí học tập.
Khoản hỗ trợ tính trên chương trình cụ thể là bao nhiêu thì tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, Bộ khẳng định sẽ có hỗ trợ ban đầu để các trường "nhập khẩu" chương trình và xây dựng bổ sung cho chương trình đó. Bộ cũng yêu cầu các trường chuẩn bị những điều kiện cần thiết khi đưa chương trình tiên tiến vào đào tạo thí điểm, Bộ không có chủ trường hỗ trợ toàn bộ. Do vậy, một trường đại học không thể đào tạo nhiều chương trình tiên tiến được mà chỉ thí điểm đào tạo 1 ngành, 1 chương trình vì trường chỉ có khả năng tập trung vào ngành mũi nhọn của mình mà thôi.
Liên quan đến công tác quản lý, giám sát các chương trình đào tạo, có nhiều nhà giáo và nhà quản lý băn khoăn là do khâu quản lý còn lỏng lẻo, chưa đồng bộ dẫn đến chất lượng giáo dục hiện nay còn nhiều vấn đề nổi cộm chưa giải quyết triệt để. Cơ chế phối hợp đầu tư và trách nhiệm này là rất thách thức đối với các trường đại học khi một mặt phải đảm bảo chất lượng đào chương trình tiên tiến, một mặt phải tính toán "lấy thu bù chi". Thực ra, theo Đề án đổi mới GDĐH Việt Nam thì việc đưa các chương trình, giáo trình tiên tiến vào thí điểm đào tạo tại Việt Nam là một trong những nội dung cơ bản để tiến tới hội nhập với khu vực và thế giới về GDĐH. Một trong những giải pháp có đề cập thực hiện là tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các trường... Như vậy, các trường phải tự chủ và tự chịu trách nhiệm với xã hội sau khi Bộ đã cho phép đào tạo những chương trình tiên tiến trên cơ sở đề án của các trường trình. Về phía Bộ cũng đã ưu tiên năng lực để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và đánh giá cho việc thực hiện thí điểm đào tạo những chương trình này.
Rõ ràng việc đưa chương trình tiên tiến vào giảng dạy nhằm thúc đẩy nâng chất lượng đào tạo trong nước, đồng thời tạo ra một cơ chế thị trường mới cho GDĐH Việt Nam để hội nhập với GDĐH trong khu vực và thế giới, tạo động lực thúc đẩy và cạnh tranh lành mạnh trong đào tạo, hướng đến cạnh tranh với các mô hình giáo dục đa dạng của các nước.