d) Hệ thống văn bản pháp luật được soạn thảo và biên soạn thiếu tính chuyên nghiệp, phần lớn chịu sự ảnh hưởng bởi những “tâm huyết và ước vọng không
4.2.2. Chính sách quản lý và phân bổ ngân sách và đầu tư nhằm khuyến khích và phát triển năng lực xuất nhập khẩu GDĐH Việt Nam
Thực tiễn đã chỉ ra, mọi quốc gia dù là phát triển hay đang phát triển, khi muốn đổi mới GDĐH đều thường phải đối mặt với một thách thức là cần phải có một nguồn lực đầu tư quá lớn. Một giải pháp thường thấy ở các quốc gia là phải chọn từng điểm (ngành, trường) để đổi mới, để đột phá với mục tiêu là phải đổi mới đến đầu đến đũa, lấy các điểm đột phá trở thành ngọn đuốc lan tỏa tới cả hệ thống.
Các quốc gia thành công khi áp dụng giải pháp đó (tiêu biểu như Singapore) đã giải được bài toán chống tư tưởng bình quân khi sử dụng nguồn lực trong đổi mới GDĐH. Đây được xem là một sự lựa chọn rất khắc nghiệt, đầy thách thức và rủi ro đối với người lãnh đạo. Khi người lãnh đạo (Bộ, Ngành) phải ra một quyết định đầu tư hàng trăm triệu USD cho phát triển một trường (một số ngành học trong một trường) còn những trường đại học khác (ngành học khác) không được, thì thường người lãnh đạo đó phải dám đương đầu, phải có bản lĩnh và tính chịu trách nhiệm cao, vượt qua sự đối đầu, sự phản đối để ra quyết định và đưa quyết định đó vào cuộc sống. Một thực tế khá thú vị là nhiều nhà lãnh đạo GDĐH ở các quốc gia chậm và đang phát triển chọn giải pháp chung dung (giải pháp an toàn) tức là chia đều nguồn lực cho cả trăm trường, kể cả trường (ngành) xứng đáng để đầu tư để thay thế nhập khẩu GDĐH thế giới, hướng đến xuất khẩu (ngành học, khóa học xuất khẩu), và kể cả những trường không hề có thành tích trong nâng cao chất lượng GDĐH.
Kinh nghiệm đổi mới GDĐH thành công của Singapore một phần quan trọng là do những người chịu trách nhiệm ra quyết định đã nhìn ra được nơi có tiềm năng xứng đáng để lựa chọn đầu tư trọng điểm, theo nhu cầu phát triển của từng giai đoạn, để trường đó (ngành học đó) vươn lên đạt chuẩn quốc tế sớm hơn, và quan trọng là tham gia cạnh tranh thành công trên thị trường quốc tế, từ đó có khả năng thu hồi vốn đầu tư thông qua xuất khẩu GDĐH, làm tiền đề để chính phủ có nguồn thu để tiếp tục nhân rộng đầu tư sang trường khác, ngành khác. Vào giữa những năm của thế kỷ 20, năm 1965, Singapore tập trung toàn bộ đầu tư cho trường đại học Quốc gia Singapore (NUS) để đào tạo nguồn nhân lực đa ngành có chất lượng phục vụ phát triển kinh tế xã hội, và mãi hai mươi năm sau đó, năm 1985 Singapore mới tập trung để xây dựng đại học Công nghệ Nanyang (NTU) để đào tạo nhân lực khoa học kỹ thuật, giúp chiếm ưu thế trong các lĩnh vực công nghệ mới, công nghệ mũi nhọn. Sau đó mới tiếp tục đầu tư cho các trường tiếp theo vươn tới chuẩn quốc tế. Chính phủ Singapore đã tập trung đầu tư, nâng từng trường ĐH lên đạt chuẩn quốc tế với mục tiêu đào tạo phù hợp với yêu cầu phát triển từng giai đoạn của đất nước: Từ năm 2000 đến nay Singapore tập trung đầu tư cho trường đại học Quản lý (SMU) để đào tạo các nhà quản lý.
Như vậy, Nhà nước cần cân đối đầu tư trong toàn bộ hệ thống, có chính sách và đòn bẩy kinh tế khuyến khích (qua cơ chế ưu tiên đầu tư) các trường đại học Việt Nam tích cực hội nhập chuẩn chất lượng đào tạo đại học quốc tế và khu vực trước mắt bằng kiểm định và xếp loại nội bộ tiến tới kiểm định khu vực và quốc tế. Ưu tiên đầu tư có trọng điểm cho các trường đại học có khả năng xuất khẩu dịch vụ GDĐH Việt Nam (thông qua thu hút được nhiều sinh viên quốc tế đến học tại Việt Nam).
Chỉ với ưu tiên đầu tư có trọng điểm thì Việt nam mới nhanh chóng có các trường đại học quốc tế mang nhãn hiệu Việt Nam, có chất lượng cao, có khả năng đáp ứng nhu cầu du học tại chỗ, thu hút sinh viên và học sinh nước ngoài mà trước hết là từ các nước láng giềng và trong khu vực. Bên cạnh đó, rút kinh nghiệm từ mô hình phát triển các khu công nghiệp, Nhà nước đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng và mặt bằng để hấp dẫn và thu hút các đại học nghiên cứu, đại học có đẳng cấp của quốc tế đầu tư vào VN. Đây là biện pháp mà một số quốc gia đã áp dụng nhằm thu hút các đại học công lập có uy tín từ các nước phát triển vì các trường này không có đủ lực (hoặc không được phép) đầu tư mở chi nhành ở quốc gia khác.