Tăng cường quản lý xuấ t nhập khẩu GDĐH hướng đến mục tiêu chất lượng, hiệu quả và công bằng

Một phần của tài liệu Chính sách quản lý xuất, nhập khẩu giáo dục đại học việt nam trong bối cảnh giáo dục xuyên quốc gia và GATS (Trang 118 - 120)

d) Hệ thống văn bản pháp luật được soạn thảo và biên soạn thiếu tính chuyên nghiệp, phần lớn chịu sự ảnh hưởng bởi những “tâm huyết và ước vọng không

4.1.3. Tăng cường quản lý xuấ t nhập khẩu GDĐH hướng đến mục tiêu chất lượng, hiệu quả và công bằng

Phát triển xuất nhập khẩu GDĐH phải lấy mục tiêu hàng đầu là chuyển giao công nghệ đào tạo, nâng cao năng lực, uy tín cho các cơ sở đào tạo trong nước.

Bên cạnh mục tiêu đáp ứng nhu cầu học ngày càng cao và đa dạng của người học, các trường đại học Việt Nam cần xác định rõ mục tiêu tham gia thị trường xuất nhập khẩu GDĐH là nhằm trước hết vào việc nâng cao năng lực đào tạo, uy tín của trường mình. Tránh xu hướng ưu tiên đầu tư và phát triển xuất nhập khẩu GDĐH vì mục đích tăng nguồn thu cho nhà trường. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích và định hướng các trường đại học tham gia thị trường xuất nhập khẩu GDĐH vì lợi ích nhiều mặt, dài hạn. Chỉ có các cơ sở đào tạo xúc tiến xuất nhập khẩu GDĐH vì mục tiêu chuyển giao công nghệ đào tạo, nâng cao năng lực, uy tín, thương hiệu (trong nước và quốc tế), ... thì mới được nhận (hoặc tiếp tục được nhận) sự hỗ trợ của Chính phủ, của Bộ, Ngành.

Phát triển xuất nhập khẩu GDĐH phải gắn với đảm bảo quyền lợi người học

Trước hết cần xác định rằng giáo dục là một lĩnh vực dịch vụ thương mại. Do đó, để có thể phát triển, bán được sản phẩm của mình thì cần phải đảm bảo rằng nhu cầu của khách hàng được thỏa mãn. Trong dịch vụ này, khách hàng chính là người học. Đặc biệt, do tính chất “mờ”, không hiện hữu, thông tin không đầy đủ, bất đối xứng... nên người học rất dễ bị tổn thương, thua thiệt, thâm chí bị lừa. Do vậy, song song với mở rộng quy mô GDĐH thông qua hoạt động xuất, nhập khẩu, cần coi trọng việc đảm bảo quyền lợi của người học là sứ mạng, là mục tiêu của các cấp quản lý xuất nhập khẩu GDĐH. Hay tức là cần có chính sách bảo vệ người học Việt Nam trong bối cảnh giáo dục đại học xuyên quốc gia.

Phát triển xuất nhập khẩu GDĐH phải được thực hiện một cách có chọn lọc, đảm bảo sự quản lý thống nhất của Nhà nước

Trong bối cảnh tự do hóa thương mại, trong đó có tự do hóa thương mại dịch vụ, các chương trình liên kết đào tạo sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên để đảm bảo mục tiêu kinh tế xã hội, bảo đảm quyền lợi cho người học và uy tín cho các cơ sở đào tạo trong nước, hoạt động này cần phải được thực hiện một cách có chọn lọc, bao gồm cả chọn lọc ngành nghề đào tạo, chọn lọc về đối tác nước ngoài, chọn lọc về học viên tham gia chương trình,... Hoạt động này cần được quản lý thống nhất của Nhà nước, cụ thể là Bộ Giáo dục và đào tạo, thông qua một hành lang pháp lý phù hợp và hiệu quả, tránh tình trạng nhập khẩu tràn lan các chương trình.

Phát triển xuất nhập khẩu GDĐH phải hướng đến phát triển chất lượng đào tạo để thay thế dần và nhập khẩu, tạo mũi nhọn để xuất khẩu

Trong những năm tới, xuất nhập khẩu GDĐH thông qua các chương trình liên kết sẽ tiếp tục phát triển mạnh khi năng lực đào tạo (cả về số lượng và chất lượng) trong nước còn hạn chế. Tuy nhiên, nhược điểm của phương thức này là Việt nam sẽ phải chi trả lượng ngoại tệ lớn (thu về chủ yếu từ hoạt động xuất khẩu nông sản thực phẩm!). Do đó, để xứng đáng với lượng ngoại tệ lớn phải chi ra cho các quốc gia phát triển, Việt Nam cần có chính sách nhằm khai thác, tận dụng cơ hội này để nâng cao năng lực đào tạo trong nước, hướng đến mục tiêu thay thế dần và giảm nhập khẩu, tiến tới xuất khẩu GDĐH giống như các nước trong khu vực đã rất thành công. Để làm được điều này, cần có những chính sách khuyến khích sự tham gia của các giảng viên trong nước, thúc đẩy “chuyển giao công nghệ“ (nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, quản lý giáo dục,..). Thông qua việc tham gia các chương trình liên kết này, năng lực đào tạo trong nước sẽ được nâng lên.

Một phần của tài liệu Chính sách quản lý xuất, nhập khẩu giáo dục đại học việt nam trong bối cảnh giáo dục xuyên quốc gia và GATS (Trang 118 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w