Chính sách quản lý nhập khẩu GDĐH Việt Nam theo phương tiêu dùng nước ngoà

Một phần của tài liệu Chính sách quản lý xuất, nhập khẩu giáo dục đại học việt nam trong bối cảnh giáo dục xuyên quốc gia và GATS (Trang 95)

d) Hệ thống văn bản pháp luật được soạn thảo và biên soạn thiếu tính chuyên nghiệp, phần lớn chịu sự ảnh hưởng bởi những “tâm huyết và ước vọng không

3.4 Chính sách quản lý nhập khẩu GDĐH Việt Nam theo phương tiêu dùng nước ngoà

nữa! Các quy định, tiêu chí về chất lượng đào tạo chương trình cũng đều bỏ ngỏ”.

Điều này khiến cho người học rất lúng túng và vất vả khi muốn tìm một chương trình liên kết phù hợp với nguyện vọng của mình và gia đình mình: “Sinh viên và phụ

huynh muốn biết trường tốt cũng không có kênh thông tin nào chính thức công bố. Vì vậy, người học phải tự “bơi”. Thậm chí, chúng tôi biết có những đơn vị chỉ liên kết đào tạo trực tuyến trên mạng, mỗi môn học chỉ có giảng viên nước ngoài qua Việt Nam dạy vài ngày rồi về. Thế nhưng, người học vẫn được bằng cấp quốc tế hẳn hoi!”. Rõ ràng, trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, “khi việc quản lý các hoạt động giáo dục đại học xuyên biên giới vẫn chưa thực sự hiệu quả, nếu không muốn nói là gần như hoàn toàn bỏ ngỏ, người học vẫn luôn bị đe dọa bởi các rủi ro tiềm ẩn”.18

3.4 Chính sách quản lý nhập khẩu GDĐH Việt Nam theo phương tiêu dùngnước ngoài nước ngoài

Trong hai thập niên qua, có rất nhiều học sinh, sinh viên Việt Nam đi học tập ở các trường phổ thông, cao đẳng, đại học ở nước ngoài, trong đó nhất là ở các nước nói tiếng Anh, Pháp, Nhật, Hàn quốc, Trung quốc, ... Trước những năm 1990, hầu như 100% học sinh, sinh viên đi du học nước ngoài bằng con đường hợp tác giữa các quốc gia hoặc hợp tác song phương giữa các trường đại học. Các du học sinh được nhận học bổng toàn phần (thường là của các quốc gia tài trợ cho Việt Nam) bao gồm học phí và các khoản chi tiêu đủ để ăn ở, học tập. Kể từ những năm nửa cuối thập niên 90, tỉ trọng học sinh, sinh viên đi du học tự túc (tự trang trải kinh phí) ngày càng tăng lên trong tổng số các học sinh, sinh viên Việt Nam theo học các chương trình ở nước ngoài. Tuy nhiên, việc theo dõi và thống kê số liệu về các du học sinh, sinh viên tự túc là rất khó khăn, do vậy, rất khó có thể có các chính sách can thiệp, định hướng và quản lý, giám sát đối tượng du học sinh, sinh viên tự túc. Đây là một vấn đề khó không chỉ riêng đối với Việt Nam, đòi hỏi mỗi quốc gia cần có các giải pháp khả thi để tăng cường quản lý Nhà nước đối với du học sinh, sinh viên tự túc.

Phần tiếp theo chủ yếu tập trung nghiên cứu và phân tích hiện trạng về du học sinh, sinh viên Việt Nam qua con đường hợp tác chính thức, song phương giữa Việt Nam và các quốc gia, cụ thể qua các đề án, dự án lớn của Chính phủ Việt Nam.

Một phần của tài liệu Chính sách quản lý xuất, nhập khẩu giáo dục đại học việt nam trong bối cảnh giáo dục xuyên quốc gia và GATS (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w