Sự lệ thuộc vào sinh viên quốc tế: phải chăng nằm ngoài chủ định?

Một phần của tài liệu Chính sách quản lý xuất, nhập khẩu giáo dục đại học việt nam trong bối cảnh giáo dục xuyên quốc gia và GATS (Trang 50 - 51)

11 Castells, M The Rise of Network Society, Oxford: Blackwell,

2.3.2.3 Sự lệ thuộc vào sinh viên quốc tế: phải chăng nằm ngoài chủ định?

Nhưng đầu tư cho giáo dục của Úc đã không theo kịp tốc độ thu hút sinh viên quốc tế và một số trường đại học của Úc đã trở thành ngững “con nghiện” sinh viên quốc tế, ngân sách của họ phụ thuộc vào học phí và thu nhập từ sinh viên quốc tế. Trong 10 năm qua, “các cơ sở đào tạo”, hơn là các trường đại học, đã gia nhập cuộc đi săn, và đến năm 2008, khoảng 1 nửa số học sinh quốc tế đến Úc vì “giáo dục và đào tạo nghề nghiệp” hay học tiếng Anh. Nhận thức được cạnh tranh quốc tế về sinh viên du học tự túc, chính phủ tiền nhiệm đã đưa ra thêm một củ cà rốt cho các sinh viên quốc tế tiềm năng: cộng thêm điểm nhập cư cho những ai đã hoàn thành các khóa đào tạo những nghề mà Úc thiếu, bao gồm cả nghề như kế toán, nấu ăn và may quần áo.

Một đặc trưng về trào lưu du học Úc, có thể xem đây là một khác biệt so với du học sinh Mỹ, đó là số du học sinh theo học các chương trình mang tính nghề nghiệp có xu hướng tăng lên nhanh chóng so với du học sinh đến với các chương trình đại học nghiên cứu, chất lượng cao trong khoảng 5 năm gần đây. Trong ngành xuất khẩu giáo dục của Úc, khu vực các trường dạy nghề đang tăng với con số chóng mặt. Tính tới tháng 7 năm 2008 (cũng là thời điểm kết thúc một năm tài chính của Úc), số lượng du học sinh tại các trường dạy nghề đã lên tới 142.316 người, tăng 44% so với năm ngoái. Nếu như số lượng sinh viên quốc tế theo học các khóa dạy nghề của Úc chỉ chiếm 21% trên tổng số du học đăng kí học tại Úc năm 2006 thì con số đó đã tăng lên 31% trong năm 2008.

Trong khi đó, sức hút của GDĐH của Úc có xu hướng tăng không mạnh bằng. Năm 2006, số lượng du học sinh theo học tại các trường đại học của Úc chiếm tới 50% tổng số sinh viên quốc tế có mặt trên nước Úc. Nhưng sau 2 năm, tỉ lệ này chỉ còn chiếm 38,7%. Tuy nhiên đây vẫn là khu vực thu hút đông sinh viên quốc tế nhất so với các loại hình đào tạo khác. Trong thực tế, số lượng du học sinh quốc tế tại các hệ đào tạo ở bậc đại học vẫn tăng 4,6% trong thống kê mới nhất của Cục Thống kê Úc.

Đấy là xét trên khía cạnh số lượng người theo học, còn đứng trên ‘doanh số’ thì GDĐH vẫn chiếm ưu thế áp đảo so với các hình thức đào tạo khác. Trong tổng số 13,7 tỉ đô Úc mà giáo dục Úc thu về từ ‘xuất khẩu’ trong năm vừa rồi thì có tới 63% là đóng góp của GDĐH trong khi con số này tại khu vực dạy nghề chỉ là 18%. Nói cách khác, GDĐH vẫn là cơ bản đồng thời là mũi nhọn tiên phong trong việc thu hút du học sinh tới Úc để từ đó có những đóng góp cho ngân sách quốc gia. Các khóa học tiếng Anh cho sinh viên quốc tế cũng có sự tăng trưởng đáng kể. Số lượng người theo học các khóa tiếng Anh tăng tới 23,4% trong năm qua và chiếm tới 10,94% trên tổng số du học sinh đăng kí các khóa học trên nước Úc.

Một phần của tài liệu Chính sách quản lý xuất, nhập khẩu giáo dục đại học việt nam trong bối cảnh giáo dục xuyên quốc gia và GATS (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w