d) Hệ thống văn bản pháp luật được soạn thảo và biên soạn thiếu tính chuyên nghiệp, phần lớn chịu sự ảnh hưởng bởi những “tâm huyết và ước vọng không
3.4.2. Các Hiệp định/Thỏa thuận hợp tác, trao đổi về giáo dục, khoa học công nghệ, văn hóa, nghệ thuật với các nước trên thế giới.
nghệ, văn hóa, nghệ thuật với các nước trên thế giới.
Theo các Hiệp định/Thỏa thuận hợp tác này, hàng năm cán bộ và sinh viên Việt Nam được cấp học bổng đi học tập và nghiên cứu tại nước ngoài theo diện học bổng Hiệp định. Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ có trình độ đại học, sau đại học ở nước ngoài được Đảng, Chính phủ ta rất quan tâm và lưu học sinh (LHS) được gửi ra nước ngoài đào tạo từ năm 1951. Có thể chia việc đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật ở nước ngoài theo diện học bổng Hiệp định với các nước thành hai giai đoạn:
Trong gần 40 năm (1951-1990), Việt Nam đã gửi đào tạo theo diện Hiệp định ở 12 nước Xã hội Chủ nghĩa (XHCN) và một số nước khác tổng số 51.999 sinh viên đại học, cao đẳng, nghiên cứu sinh, thực tập sinh thuộc hầu hết các ngành và lĩnh vực khoa học. Ngoài ra Nhà nước ta cũng đã gửi đào tạo 97.859 công nhân kỹ thuật, giáo viên dạy nghề. Trong những năm đó, hàng năm khoảng 2.400 LHS được gửi đi đào
tạo trình độ đại học và sau đại học ở 7 nước (Ba Lan, Bungaria, CHDC Đức, Hungary, Liên Xô, Mông Cổ và Tiệp Khắc). Năm 1990 chỉ có 1.050 LHS được gửi đi học. Ngoài ra, hàng năm, trên 200 lưu học sinh được gửi đi học ở các nước Australia, Bỉ, Hà Lan, Hoa Kỳ, Pháp, Thái Lan,... (theo Báo cáo tại Hội nghị "Đổi mới, nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo cán bộ khoa học vàcông nhân kỹ thuật ở nước ngoài trong giai đoạn mới" của Bộ GDĐT tổ chức tại Hà Nội tháng 2/1990).
Lực lượng cán bộ khoa học và công nhân kỹ thuật này đã góp phần quan trọng trong việc hình thành đội ngũ lao động kỹ thuật cả về số lượng và chất lượng, về cơ cấu trình độ và ngành nghề, thực sự là lực lượng nòng cốt trong cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật ở nước ta. Việc hợp tác đào tạo với nước ngoài cũng đã góp phần tăng cường tình hữu nghị, hiểu biết và hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia.
Giai đoạn từ 1991 đến nay:
Từ năm 1991, do Liên Xô tan rã, tình hình các nước thay đổi đột ngột, các hiệp định hợp tác văn hóa, giáo dục giữa Việt Nam và các nước XHCN trước đây không còn hiệu lực nữa hoặc nếu còn thì số lượng lưu học sinh Việt Nam được các nước tiếp nhận giảm đi đáng kể (năm 1991 gửi được 913 LHS). Hiện nay, căn cứ các Hiệp định/Thoả thuận ký kết với các nước về việc cấp học bổng Chính phủ các nước để đào tạo LHS Việt Nam, hàng năm có hơn 1.000 LHS Việt Nam được nhận học bổng đi học tại các nước theo diện học bổng Hiệp định.
Bộ GD&ĐT (Cục Đào tạo với nước ngoài) chịu trách nhiệm quản lý các chương trình học bổng sau:
Các chương trình học bổng do Chính phủ các nước cấp toàn bộ kinh phí
- Học bổng của Chính phủ Ai Cập - Học bổng phát triển Australia - Học bổng của Chính phủ Brazil - Học bổng của Chính phủ Hàn Quốc - Học bổng của Chính phủ Ireland - Học bổng của Chính phủ New Zealand - Học bổng của Chính phủ Nhật Bản - Học bổng của Chính phủ Tây Ban Nha
Các chương trình học bổng do Chính phủ các nước cấp một phần kinh phí và Chính phủ Việt Nam phối hợp cấp bù các chế độ còn lại (vé máy bay, chi phí đi đường, sinh hoạt phí:
- Học bổng của Chính phủ Ấn Độ - Học bổng của Chính phủ Ba Lan - Học bổng của Chính phủ Belarus - Học bổng của Chính phủ Bungaria - Học bổng của Chính phủ Campuchia - Học bổng của Chính phủ Cuba
- Học bổng của Chính phủ Hungary - Học bổng của Chính phủ Italia - Học bổng của Chính phủ Lào - Học bổng của Chính phủ Ma-rốc - Học bổng của Chính phủ Mô-dăm-bích - Học bổng của Chính phủ Liên bang Nga - Học bổng của Chính phủ Rumani
- Học bổng của Chính phủ Séc - Học bổng của Chính phủ Slovakia - Học bổng của Chính phủ Trung Quốc - Học bổng của Chính phủ Ukraine.
Căn cứ Hiệp định/Thỏa thuận hợp tác và thông báo hàng năm của các nước, Bộ GD&ĐT thực hiện tuyển sinh theo thông báo đăng tải trên websites: www.vied.vn và www.moet.gov.vn.
Đối tượng dự tuyển:
Sinh viên đại học năm thứ nhất (năm tốt nghiệp THPT trùng với năm trúng tuyển đại học) có kết quả học THPT loại khá giỏi, thi đại học lần đầu đạt kết quả tốt được đăng ký dự tuyển các chương trình học bổng Hiệp định để học đại học tại nước ngoài theo nguyên tắc tuyển chọn như sau:
- Nếu thời điểm tuyển chọn tiến hành trước kỳ thi học kỳ I ở các trường đại học thì căn cứ vào kết quả kỳ thi tuyển sinh đại học để tuyển chọn những sinh viên đang học năm thứ nhất theo thứ tự từ người có tổng điểm ba môn thi tuyển sinh cao nhất trở xuống cho đến đủ chỉ tiêu.
- Nếu thời điểm tuyển chọn tiến hành sau kỳ thi học kỳ I (hoặc học kỳ II) của các trường đại học thì căn cứ vào điểm trung bình học kỳ I để tuyển chọn những sinh viên có điểm cao nhất trở xuống cho đến đủ chỉ tiêu.
Lưu học sinh học đại học tại nước ngoài theo diện Hiệp định có kết quả học tập xuất sắc, được cơ sở đào tạo nước ngoài tiếp nhận học chuyển tiếp lên bậc học cao hơn (thạc sĩ, tiến sĩ), có thể đăng ký dự tuyển để học chuyển tiếp sinh theo diện Hiệp định hoặc các chương trình học bổng khác do Bộ GDĐT quản lý.