Sự chuyển đổi về cơ chế tổ chức và quản lý cả ở cấp Bộ và cấp trường đại học

Một phần của tài liệu Chính sách quản lý xuất, nhập khẩu giáo dục đại học việt nam trong bối cảnh giáo dục xuyên quốc gia và GATS (Trang 86 - 87)

d) Hệ thống văn bản pháp luật được soạn thảo và biên soạn thiếu tính chuyên nghiệp, phần lớn chịu sự ảnh hưởng bởi những “tâm huyết và ước vọng không

3.3.2.1 Sự chuyển đổi về cơ chế tổ chức và quản lý cả ở cấp Bộ và cấp trường đại học

Từ trước khi Việt Nam tham gia WTO, vào những năm 1990, đã xuất hiện một số chương trình liên kết đào tạo đại học với nước ngoài (chủ yếu là đào tạo sau đại học) chủ yếu theo hình thức phi lợi nhuận. Sau khi có Nghị định 18 và Nghị định 06, và nhất là sau khi Việt nam hội nhập với nền kinh tế thế giới, các chương trình liên kết đào tạo đại học với nước ngoài đã ngày càng xuất hiện nhiều hơn, cả hình thức vì lợi nhuận và không vì lợi nhuận. Nhiều chương trình liên kết đã cho phép sinh viên Việt Nam được học theo chương trình quốc tế và được cấp bằng của đại học nước ngoài, trong khi vẫn ở tại Việt Nam.

Ưu điểm vượt trội của các chương trình liên kết theo phương thức hiện diện thể nhân này là: (i) Tiết kiệm chi phí bao gồm học phí và chi ăn ở; (ii) Được cấp văn bằng nước ngoài; (iii) Được tiếp cận với nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy của nước ngoài; (iv) Phát triển khả năng tiếng Anh và chuyên môn bằng tiếng Anh (thậm chí có một số sinh viên có kiến thức và kỹ năng tiếng Anh tương tự như một sinh viên tốt nghiệp đại học tiếng Anh ở trong nước). Do vậy phương thức đào tạo này đã phát triển mạnh mẽ trong khoảng 10 năm gần đây, đặc biệt là trong khối ngành kinh tế - quản trị kinh doanh và được khá nhiều trường đại học Việt Nam đẩy mạnh tổ chức thực hiện.

Thậm chí, xu hướng hiện nay là các trường đều thành lập các đơn vị trực thuộc (hạch toán riêng) để phụ trách và phát triển các chương trình nhập khẩu giáo dục theo hình thức hiện diện thể nhân này, như khoa quốc tế, khoa đào tạo quốc tế, trung tâm đào tạo và hợp tác quốc tế. Đơn vị phụ trách chức năng hợp tác quốc tế ở các trường đại học dường như chỉ còn là chức năng hành chính đối ngoại, còn các chức năng về hợp tác và liên kết đào tạo, phát triển dự án có yếu tố nước ngoài do các đơn vị mới được thành lập ở các trường với các tên gọi Khoa, Ban, Trung tâm, ... có chức năng hoạt động nghiêng về quản lý chuyên môn hơn là chỉ thực hiện các chức năng hành chính.

Cũng vì xu thế chung đó, nhằm tăng cường quản lý, giám sát ở cấp Bộ, Ngành, Chính phủ đã phê duyệt cho Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập Cục Đào tạo với nước ngoài (Vietnam International Education Department - VIED) theo Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ. Cục Đào tạo với nước ngoài có chức năng quản lý nhà nước về đào tạo với nước ngoài và thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực đào tạo với nước ngoài. Cục có nhiệm vụ

cụ thể trong việc tư vấn, kiểm tra, giám sát và quản lý các dịch vụ giáo dục và đào tạo có yếu tố nước ngoài, bao gồm cả xuất và nhập khẩu dịch vụ giáo dục và đào tạo.

Cụ thể, Cục Đào tạo với nước ngoài được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành theo thẩm quyền hoặc đề nghị Bộ trưởng trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy chế, kế hoạch, chương trình, đề án về quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu giáo dục và đào tạo. Cục thực hiện hoạt động quản lý xuất khẩu giáo dục ra nước ngoài bao gồm quản lý việc xuất khẩu các chương trình đào tạo của Việt Nam thông qua việc liên kết với các trường nước ngoài (Lào, Campuchia), xuất khẩu các chuyên gia của Việt Nam (qua Trung tâm Hợp tác chuyên gia và kỹ thuật với nước ngoài thuộc Cục), và Cục có trách nhiệm quản lý hoạt động xuất khẩu GDĐH Việt Nam tại chỗ (quản lý lưu học sinh quốc tế tại các trường Việt Nam thông qua Trung tâm Sinh viên quốc tế thuộc Cục).

Đối với hoạt động nhập khẩu giáo dục qua cả bốn phương thức, Cục Đào tạo với nước ngoài được giao quản lý toàn bộ lưu học sinh Việt Nam (quản lý thông qua các mạng lưới quản lý lưu học sinh, sinh viên nước ngoài của Việt Nam) tức là quản lý nhập khẩu theo phương thức tiêu dùng ở nước ngoài, quản lý các chương trình liên kết (nhập khẩu theo phương thức hiện diện thể nhân), quản lý về chuyên môn và việc vào ra của các chuyên gia, giảng viên quốc tế (phương thức hiện diện cá nhân), và cả quản lý, giám sát các chương trình đào tạo từ xa (phương thức tiêu dùng qua biên giới). Đồng thời, Cục được nhiệm vụ là đơn vị đầu mối cho các hoạt động liên quan đến quy trình và thủ tục phê duyệt cho phép đầu tư và liên kết đối với các chương trình và trường đại học quốc tế.

Như vậy phần chức năng về phát triển và quản lý giám sát các chương trình liên kết, nhập khẩu giáo dục theo phương thức hiện diện thể nhân, và nhập khẩu theo phương thức tiêu dùng ở nước ngoài (lưu học sinh, sinh viên) trước đây thuộc Vụ Hợp tác Quốc tế của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được chuyển về Cục Đào tạo với nước ngoài. Có thể nói, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Giáo dục và đào tạo đã có những chính sách cụ thể trong đổi mới cơ chế tổ chức và quản lý điều hành các hoạt động xuất nhập khẩu giáo dục và đào tạo, trong đó nhất là phương thức 2 và phương thức 3. Tuy nhiên, Cục Đào tạo với nước ngoài (VIED) vẫn chưa thực sự trở thành cơ chế một cửa cho các bên đối tác khi muốn xúc tiến các hoạt động đầu tư và liên kết, do vậy việc phê duyệt cho các hoạt động này vẫn còn rất chậm so với các hoạt động xúc tiến đầu tư liên kết trong các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ khác ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Chính sách quản lý xuất, nhập khẩu giáo dục đại học việt nam trong bối cảnh giáo dục xuyên quốc gia và GATS (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w