Chính sách khuyến khích mở rộng hợp tác song phương

Một phần của tài liệu Chính sách quản lý xuất, nhập khẩu giáo dục đại học việt nam trong bối cảnh giáo dục xuyên quốc gia và GATS (Trang 123 - 124)

d) Hệ thống văn bản pháp luật được soạn thảo và biên soạn thiếu tính chuyên nghiệp, phần lớn chịu sự ảnh hưởng bởi những “tâm huyết và ước vọng không

4.2.3. Chính sách khuyến khích mở rộng hợp tác song phương

Đối với các trường đại học Việt Nam, với phương châm tăng cường tự chủ và tự chịu trách nhiệm, Nhà nước cần tăng cường khuyến khích, tạo điều kiện cho tất cả các cơ sở GDĐH Việt Nam (công, tư và thậm chí mới thành lập) được quyền lựa chọn mũi nhọn ưu tiên của từng trường để liên kết đào tạo quốc tế, nhanh chóng ứng dụng chương trình tiên tiến, phương pháp đào tạo hiện đại của các đại học nước ngoài nhằm nâng cao vị thế, thương hiệu của các đại học Việt Nam, tạo cơ hội xuất khẩu chất xám, chuyên gia, tiếp nhận hợp đồng nghiên cứu của các cơ sở giáo dục nước ngoài, tiến tới xuất khẩu dịch vụ giáo dục Việt Nam.

Bên cạnh đó, việc cải tiến quá trình xét duyệt các chương trình liên kết và các đối tác nước ngoài là một biện pháp quan trọng nhằm vừa đẩy mạnh hợp tác song phương, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, vừa bảo đảm chất lượng và quyền lợi người học.

Hiện nay, ngoại trừ các Đại học Quốc gia và Đại học Vùng, đối với đề xuất của các trường đại học còn lại đều do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý và phê duyệt các chương trình cũng như các đối tác, mỗi đối tác có ý định hợp tác đều phải qua một quy trình xét duyệt như nhau (bất kể đối tác từ quốc gia nào hay được xếp hạng ra sao). Việc Bộ phải xem xét cấp phép liên kết đào tạo với nước ngoài trước hết vì quyền lợi của người học. Hợp tác với nước ngoài phải được khuyến khích nhưng cởi mở quá mà không quản lý được lại có những nguy cơ về chất lượng đào tạo và quyền lợi của người học. Trong giáo dục không thể mang một chương trình học hay một số lượng học sinh ra để thử được, việc học phải bảo đảm để người học không bị thiệt thòi, nhất là trước các đối tác cấp văn bằng nước ngoài trong điều kiện hệ thống quy định quản lý, luật pháp của ta liên quan đến lĩnh vực này còn chưa đồng bộ, hoàn thiện như hiện nay. Tuy nhiên, việc xét duyệt như vậy, với một hệ thống chưa được đồng bộ, bộ máy xét duyệt còn chậm chạp và cồng kềnh, các trường trong nước sẽ gặp khó khăn khi muốn tìm đối tác lớn, có tầm cỡ, nếu quy định cứ bắt buộc những

trường nổi tiếng hay có uy tín đã được thừa nhận trên thế giới muốn hợp tác ở Việt Nam phải làm theo quy trình như tất cả trường khác. Họ sẽ ngại ngần, không thể kiên nhẫn, thậm chí tự ái khi họ còn nhiều cơ hội hợp tác, luôn được chào mời ở những quốc gia khác. Kết quả không mong đợi có thể chỉ còn những trường đại học vì lợi nhuận, chất lượng khó được mời chào ở nơi khác, sẽ “kiên nhẫn” và “quyết tâm” đầu tư và liên kết với các đại học Việt Nam. Do vậy, một chính sách “cởi mở” và “phân cấp, phân quyền” mạnh hơn (tương tự như mức phân quyền hiện nay áp dụng cho các Đại học Quốc gia và Vùng) cho các trường đại học có các tiêu chuẩn nhất định sẽ là một lựa chọn cần thiết giữa cái “được” và cái “mất” của Bộ Giáo dục và Đào tạo khi muốn tăng cường quản lý để phát triển xuất nhập khẩu GDĐH Việt nam trong giai đoạn 2010 – 2020.

Một phần của tài liệu Chính sách quản lý xuất, nhập khẩu giáo dục đại học việt nam trong bối cảnh giáo dục xuyên quốc gia và GATS (Trang 123 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w