c) Định chế trong nước
2.4.2. Singapore: Xuất nhập khẩu GDĐH là một kênh quan trọng trong thu hút nhân tài bên cạnh các lợi ích nhiều mặt khác
hút nhân tài bên cạnh các lợi ích nhiều mặt khác
Sự bùng nổ về số lượng:
Singapore là một nhà xuất - nhập khẩu giáo dục lớn và Singapore không cam kết về giáo dục trong GATS. Hệ thống trường đại học của Singapore còn rất mỏng và không đủ đáp ứng nhu cầu giáo dục đại học cho người dân Singapore và kết quả là nhu cầu theo học các chương trình quốc tế là khá lớn, và chủ yếu là du học tại Úc, Anh và Mỹ hay thông qua các chương trình quốc tế tại Singapore. Chương trình quốc tế có thể là chương trình liên kết giữa một cơ sở giáo dục của Singapore với một trường đại học nước ngoài chịu trách nhiệm cấp bằng, hoặc thông qua các chi nhánh của các trường đại học nước ngoài đặt tại Singapore. Số chương trình liên kết tại Singapore, và cùng với nó là số sinh viên theo học các chương trình này tăng đều từ giữa những năm 1980, khi mà chương trình đầu tiên ra đời, cho đến thời điểm 1997, khi cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra. Từ năm 1997, số sinh viên tăng đột biến, từ khoảng 13,990 sinh viên nnăm 1997 lên 25,000 sinh viên năm 1999. Trong năm 1999, có tổng cộng 33,722 sinh viên học trong các trường của Singapore, vì vậy, nếu tốc độ tăng trưởng vẫn giữ đều như mấy năm trở lại đây thì trong một thời gian ngắn nữa thôi, số sinh viên theo học trong các trường nước ngoài ở Singapore sẽ nhiều hơn số sinh viên học ở các trường của Singapore.
Trong năm 1998, khoảng 55% sinh viên theo các khóa cấp bằng của các cơ sở giáo dục của Anh và 40% theo học các chương trình của Úc, và chủ yếu tập trung hở một số trường như Đại học Mở của Anh, Đại học Luân Đôn, Đại học RMIT, Đại học Monash và Đại học Curtin. Ở Singapore, có tới 56 cơ sở cung cấp các chương trình liên kết bao gồm cả một số hiệp hội nghề nghiệp như Viện Marketing Singapore, Viện Tài chính và Ngân hàng, Hiệp hội y tá Singapore, các trường cao đẳng tư thục như Informatics, TMC, Education Group, và các tổ chức nước ngoài có các trung tâm đặt tại Singapore, như Hội đồng Anh và IDP Education Australia.
Về tiếp cận thị trường
Các cơ sở tư thục muốn thâm nhập thị trường giáo dục đại học của Singapore phải đăng ký với Bộ Giáo dục. Bộ Giáo dục sẽ thẩm định về chương trình, giảng viên, cơ sở vật chất, mảng quản lý và trụ sở trường. Các nhà cung cấp tư thục khôgn
được tự ý đặt tên là “Viện đại học – Academy”, “trường đại học – college”, “viện – institute” hay “đại học – university”, và họ cũng không được tiến hành các khóa cấp bằng hay vận hành theo quy trình của một đại học. Trường đại học tư thục đầu tiên của Singapore – Đại học quản lý Singapore (SMU) bắt đầu hoạt động vào năm 2000. Mặc dù đây không phải là trường công và chính phủ không sở hữu trường này, SMU được ra đời theo sáng kiến của Phó Thủ tuwỏng TS. Tony Tan, và SMU được chính phủ cấp ngân sách để khởi động, xây trường và được chính phủ cấp đất và sẽ còn tiếp tục nhận được ngân sách nhà nước. SMU có một thỏa thuận hợp tác 5 năm với trường Wharton của Đại học Pennsylvania, và theo đó đại học này sẽ hỗ trợ SMU trong việc thiết kế chương trình, đổi mới phương pháp giảng dạy và thiết lập các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu.
Rất khó để tìm hiểu xem chính phủ Singapore sẽ tiếp tục duy trì mức độ kiểm soát các trường đại học mới như thế nào nếu Singapore có cam kết GATS và không được hạn chế tiếp cận thị trường. Chính phủ Singapore luôn xem hệ thống giáo dục là phương tiện để tạo ra những người công dân Singapore đáp ứng tốt các nhu cầu về phát triển kinh tế và chính trị của đất nước, hay theo cách nói của Bộ Giáo dục là “nhằm tạo ra hình hài cho tương lai của đất nước, bằng cách tạo ra những con người sẽ quyết định tương lai của đất nước”. Singapore từ lâu đã trở thành một ví dụ tốt về một quốc gia hưởng lợi nhiều từ sự toàn cầu hóa theo đúng định hướng. Signapore có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều thập kỷ và thường được đánh giá là một trong những quốc gia có mức độ toàn cầu hóa cao. Sự cam kết chủ động vào một nền kinh tế toàn cầu hóa đã củng cố vị thế của Singapore và giúp Singapore giữ được sự chủ động đối với các vấn đề trong nước hơn là các nước có nền kinh tế ít mang tính toàn cầu hóa hơn.
Về đối xử quốc gia
Từ giữa những năm 1990, chính phủ Singapore đã khuyến khích một nhóm nhỏ các trường đại học hàng đầu thế giới tổ chức các chương trình đào tạo và mở các trung tâm ở Singapore. Và đến năm 2000, ở Singapore đã có hai trường đại học mở cơ sở tại đây, đó là trường INSEAD và Graduate School of Business - Đại học Chicago. INSEAD, một trường kinh tế dạy bằng tiếng Anh có trụ sở chính ở Fontainebleau, Pháp, là trường đại học nước ngoài đầu tiên mở trụ sở ở Singapore. Còn đối với đại học Chicago, với việc thành lập trụ sở này, thì trường đã trở thành trường đại học Kinh tế đầu tiên có cơ sở tại ba châu lục (Châu Mỹ, châu Âu và châu Á). Chính phủ Signapore chào đón sự ra đời của các cơ sở này và điều đó chứng tỏ rằng Singapore mong muốn thu hút một vài trường đại học hàng đầu thành lập cơ sở tại Singapore.
Hình thức giáo dục xuyên quốc gia thông qua giáo dục từ xa và các khóa học trực tuyến mà bên cung cấp dịch vụ không cần hiện diện tại Singapore không cần phải xin cấp phép. Các chương trình nước ngoài do các trường trong nước thực hiện phải có sự chấp thuận của Bộ Giáo dục. Trường đại học cấp bằng và đối tác trong nước phải cung cấp những thông tin chi tiết về năng lực của trường trong việc triển khai các khóa học ở Singapore, phải đảm bảo chuẩn tương đương với bằng cấp ở quốc gia xuất xứ. Bộ Giáo dục rất kiên quyết trong việc yêu cầu trách nhiệm cuối cùng đối với chương trình phải là của trường đại học nước ngoài (bao gồm các vấn đề về chương trình, cấu trúc khóa khọc, tiêu chí tuyển sinh, các yêu cầu về học thuật, chất lượng các khóa học, tiêu chuẩn giảng dạy và kiểm tra/đánh giá).
Đặc biệt, Bộ Giáo dục Singapore cũng cho rằng các đối tác trong nước không nên thực hiện giảng dạy hay đánh giá mà chỉ nên thực hiện các công việc hành chính và chức năng hỗ trợ. Tuy nhiên, trên thực tế, giảng viên của các trường đối tác trong nước vẫn thực hiện một số công việc như xây dựng chương trình, giảng dạy, ra đề, chấm bài... Và theo Bộ Giáo dục, điều này vượt quá vai trò của các đối tác trong nước theo quy định của Bộ.
Có 2 lý do cho việc tồn tại sự thiếu đồng nhất trong vấn đề giảng viên trong nước. Thứ nhất, chính phủ Singapore không có một hướng dẫn chung nào cho các chương trình liên kết. Bộ Giáo dục Singapore thẩm định các đề án liên kết một cách đơn lẻ, và các tiêu chí được sử dụng trong việc từ chối hay chấp nhận các chương trình không được phổ biến rộng rãi. Thứ hai là các đơn vị nghề nghiệp ở Singapore, như Viện Quản lý Singapore, không phải áp dụng cùng một quy trình khi họ đăng ký các chương trình mới. Họ cũng phải tham vấn Bộ về ý định mở chương trình mới và xin phê duyệt của Bộ nhưng theo cách không chính thức. Điều này dẫn đến suy nghĩ rằng quy định cho các đơn vị nghề nghiệp có thể khác so với quy định cho các trường tư, và nó dẫn đến tư duy tiêu cực từ các trường đại học tư.
Vì sự thiếu minh bạch trong vấn đề về quy định thể chế của Singapore, nên rất khó để biết các trường có vi phạm quy định hay không vì Bộ giáo dục hay thay đổi quy định hoặc thường đưa ra các hướng dẫn bằng miệng.
Một hiệp định giữa Singapore và một quốc gia khác có thể là biện pháp để chính phủ Singapore xây dựng và thực thi những quy trình và quy định thống nhất, minh bạch trong việc phê duyệt các chương trình liên kết và các cơ sở chi nhánh của các trường đại học nước ngoài. Ví dụ như Hiệp định gần đây giữa chính phủ Singapore và chính phủ New Zealand, trong đó có những cam kết không giới hạn tiếp cận thị trường hay đối xử quốc gia trong các hình thức cung cấp giáo dục xuyên quốc gia: qua biên giới, tiêu dùng nước ngoài hay hiện diện thương mại đối với toàn
bộ các dịch vụ giáo dục do các đối tác New Zealand cung cấp. Trong hiệp định đó, chính phủ Singapore sử dụng việc công nhận trình độ của trường đại học như công cụ chính trong việc kiểm soát khu vực tư nhân, trong đó nêu rõ “các cam kết cụ thể về tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia thông qua bất kỳ hình thức cung cấp nào sẽ không được hiểu để áp dụng cho việc công nhận bằng cấp của trường đại học vì mục đích tuyển sinh, đăng ký và cấp bằng cho các vấn đề chuyên môn ở Singapore”.
Vượt qua thời gian nhập khẩu giáo dục, Singapore giờ đang khẳng định thương hiệu của mình trong khu vực và đang chuyển đổi thành nước xuất khẩu giáo dục với hơn 70.000 sinh viên quốc tế, trong đó hơn 4.000 sinh viên Việt Nam. Vì đâu giáo dục Singapore có sức hút lớn như vậy?