c) Định chế trong nước
3.3. Chính sách quản lý nhập khẩu GDĐH Việt Nam qua phương thức hiện diện thể nhân và hiện diện thương mạ
diện thể nhân và hiện diện thương mại
diện thể nhân và hiện diện thương mại
3.3.1.1 Nội dung các quy định pháp lý
Với mục đích tăng cường quản lý và đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia vào việc phát triển sự nghiệp văn hoá, giáo dục ở Việt Nam, Luật Giáo dục số 11/1998/QH10 ngày 02/12/1998 (sau đây gọi là Luật Giáo dục 1998) đã tạo ra cơ sở pháp lý căn bản ban đầu cho việc hợp tác đào tạo với nước ngoài tại Việt Nam. Quy định tại Mục 3 của Luật Giáo dục 1998, Điều 96 về Khuyến khích hợp tác về giáo dục với Việt Nam ghi rõ "Tổ chức, cá nhân nước
ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước Việt Nam khuyến khích, tạo điều kiện để giảng dạy, học tập, đầu tư, tài trợ, hợp tác, ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ về giáo dục ở Việt Nam; được bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp theo pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia."
Trên cơ sở này, Chính phủ và các cơ quan hữu quan đã ban hành 2 nhóm quy định điều chỉnh (1) các hoạt động hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục đào tạo không nhằm mục đích thu lợi nhuận và (2) các hoạt động hợp tác đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và đào tạonhằm mục đích thu lợi nhuận.
a) Các quy định về nhập khẩu giáo dục và đào tạo với mục đích không vì lợinhuận nhuận
Việt Nam đã có các Quy định điều chỉnh các cơ sở liên kết/chương trình liên kết trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo không nhằm mục đích thu lợi nhuận. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 18/2001/NĐ-CP (ngày 04 tháng 05 năm 2001) trong đó quy định về thành lập và hoạt động của các cở sở văn hóa, giáo dục nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi là Nghị định 18). Nghị định 18 cho phép các cơ sở giáo dục nước ngoài hoạt động không vì mục đích thu lợi nhuận tại Việt Nam được thành lập dưới ba hình thức (1) Cơ sở liên kết giữa bên nước ngoài với bên Việt Nam; (2) Văn phòng đại diện của tổ chức giáo dục nước ngoài tại Việt Nam và (3) Cơ sở giáo dục nước ngoài độc lập.
Từ khi Nghị định 18 có hiệu lực, nhiều trường đại học quốc tế đã thành lập Văn phòng đại diện nhằm mục đích “đặt một chân” để nghiên cứu và thăm dò thị trường và cơ hội đầu tư. Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết các trường đại học nước ngoài chọn lựa con đường liên kết (một hoặc một số chương trình) với các đối tác Việt Nam và thường là đối tác Việt Nam chịu trách nhiệm về việc đầu tư, cung cấp