rào cản chính sách đối với hoạt động hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực giáo dục Việt Nam, chưa thúc đẩy mở rộng quy mô, giảm chi phí.
Hạn chế này được thấy rõ nét nhất đối với hoạt động hợp tác không vì mục đích lợi nhuận, bởi vì các quy định điều chỉnh việc thành lập cơ sở đào tạo liên kết theo Thông tư 15 hiện vẫn đang được áp dụng chung cho các chương trình liên kết. Điều này đã khiến cho thủ tục thành lập chương trình trở nên phức tạp ngang bằng với thủ tục thành lập một cơ sở đào tạo mới. Nếu một cơ sở đào tạo của Việt Nam và một đối tác nước ngoài muốn thực hiện đồng thời nhiều chương trình đào tạo, các bên phải chuẩn bị thủ tục xin cấp phép cho từng chương trình (trên thực tế tương đương với thủ tục thành lập nhiều cơ sở liên kết mới).
Bên cạnh đó, Thông tư liên tịch 14 có các Quy định về điều kiện thành lập cơ sở đào tạo có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, trong đó quy định những suất đầu tư tối thiểu đối với việc thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng như tỷ lệ giáo viên là người nước ngoài mà các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài phải đảm bảo. Những quy định này có mục đích là đảm bảo chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục đồng thời đảm bảo cho người học có điều kiện tiếp cận tri thức tiên tiến của thế giới. Tuy nhiên, tỷ lệ và suất đầu tư quy định như vậy là khá cao và khá cứng nhắc (áp dụng đối với mọi ngành nghề, không tính đến đặc trưng và sự khác biệt về từng ngành nghề, bản chất của từng khoa học và đối tượng học, ...) làm hạn chế hoạt động đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục cũng như hạn chế số học sinh, sinh viên tham gia, do vậy làm chi phí cao, học phí chắc chắn sẽ cao.