Hoạt động nhập khẩu theo phương thức hiện diện thể nhân thông qua các chương trình liên kết

Một phần của tài liệu Chính sách quản lý xuất, nhập khẩu giáo dục đại học việt nam trong bối cảnh giáo dục xuyên quốc gia và GATS (Trang 87 - 89)

d) Hệ thống văn bản pháp luật được soạn thảo và biên soạn thiếu tính chuyên nghiệp, phần lớn chịu sự ảnh hưởng bởi những “tâm huyết và ước vọng không

3.2.2.2 Hoạt động nhập khẩu theo phương thức hiện diện thể nhân thông qua các chương trình liên kết

Trong thời gian 10 năm qua, hầu hết các hoạt động nhập khẩu theo hình thức hiện diện thể nhân là các chương trình đào tạo liên kết giữa một trường đại học nước ngoài và một trường đại học Việt Nam. Có thể nói sau đại học Công nghệ Hoàng gia Úc (RMIT), cho đến nay chưa có một trường đại học quốc tế nào đầu tư 100% vốn nước ngoài vào Việt Nam. Các trường đại học Việt Nam đã thành lập các trung tâm đào tạo quốc tế làm đầu mối liên kết và hợp tác với nhiều trường đại học quốc tế. Như vậy, sinh viên đến học tại một trường đại học Việt Nam, nơi có các chương trình liên kết với nước ngoài, có thể theo học để lấy các bằng cấp của các trường đại học của các quốc gia khác nhau. Đây là mô hình khá phổ biến ở các nước trong khu vực trong khoảng từ 30 năm trở lại đây. Tuy nhiên, có một điểm khác biệt là theo quy định, ở Việt Nam chỉ cho phép các trường đại học công lập, có truyền thống đào tạo ngành muốn liên kết (hoặc ít nhất phải có hai khóa sinh viên ngành dự định liên kết đã tốt nghiệp).

Trong khi đó, ở các nước như Singapore, Malaysia, chủ yếu các trường đại học tư (hoặc trung tâm giáo dục đại học tư nhân) tiến hành các chương trình liên kết 2+2, 3+1, 2+1 với các trường đại học nước ngoài. Thậm chí, ở Malaysia người ta có chủ trương để các trường đại học tư (private college) hoặc các trung tâm giáo dục đại học tư (Higher Education Learning Programs -HELP) tiến hành xúc tiến các chương trình liên kết để một mặt chuyển giao các chương trình quốc tế vào Malaysia (việc mà các trường đại học công sẽ bảo thủ và ít muốn làm vì không có động cơ mạnh), mặt khác có thể níu kéo được xu hướng các sinh viên người Malaysia ra nước ngoài du học.

Do vậy, chỉ có các trường công lập mạnh ở Việt Nam mới được Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích và phê chuẩn cho xúc tiến các chương trình liên kết. Điều này dường như bên cạnh với việc đảm bảo quyền lợi cho người học, chính sách này của Việt Nam lại rất đảm bảo quyền lợi cho phía đối tác nước ngoài khi họ muốn liên kết với trường đại học Việt Nam. Kết quả là phần lớn các trường đại học đầu ngành của Việt Nam, hiện đang có các chương trình liên kết với các trường đại học hạng trung bình và thậm chí rất thấp, đến từ các quốc gia có xu hướng thương mại hóa giáo dục mạnh như Úc, Mỹ, Anh. Cũng có thể nói rằng những trường đầu đàn của Việt Nam như các đại học quốc gia, đại học vùng, đại học Bách khoa, Kinh tế, Ngoại thương, Sư phạm Hà Nội, Sư phạm Hồ Chí Minh, Cần thơ, ... cũng chỉ tương đương khi so với các trường hạng vừa và trung của các nước phát triển.

Tuy nhiên, nếu Việt nam có chính sách khuyến khích và cho phép tất cả các trường đại học, công lập và tư thục (dân lập), kể cả các trường mới thành lập hoặc mới mở ngành đào tạo muốn liên kết, được phép liên kết với các trường nước ngoài thì chắc hẳn các trường đó của Việt Nam vẫn có thể tìm kiếm và liên kết được với

các trường có đẳng cấp tương tự như hiện đang liên kết với các trường đại học công. Một câu hỏi đặt ra là chính sách hiện nay về cấp phép liên kết với đại học nước ngoài dựa trên căn cứ và nguyên tắc gì? Phải chăng để bảo đảm chất lượng hay để bảo đảm “quyền lợi” cho phía đại học đối tác nước ngoài? Tại sao các nước trong khu vực lại có chính sách khác ta và họ lại đang rất thành công về quản lý hoạt động nhập khẩu giáo dục đại học?

Một phần của tài liệu Chính sách quản lý xuất, nhập khẩu giáo dục đại học việt nam trong bối cảnh giáo dục xuyên quốc gia và GATS (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w