- Xuất khẩu GDĐH là việc bán dịch vụ GDĐH cho nước ngoài. Biểu hiện cụ thể là một quốc gia (hay một trường đại học) đầu tư mở chi nhánh của đại học mình ra nước ngoài (100 % vốn FDI), hoặc hợp tác đầu tư, liên doanh liên kết, hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học. Khi người nước ngoài đến quốc gia mình theo học đại học thì tức là quốc gia mình đã thực hiện xuất khẩu dịch vụ GDĐH cho người đó (quốc gia đó).
- Theo Phần II, Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ thuộc Biểu CLX – Việt Nam (thuộc GATS), dịch vụ giáo dục được xếp thứ 5 trong 12 ngành dịch vụ khác nhau.
thu nhập tỷ giá hối đoái γ δ Đường nhập khẩu M = γM + δ
Trong đó, xuất khẩu GDĐH được hiểu là Việt Nam thiết lập chi nhánh trường đại học của mình ở nước ngoài (ví dụ như ở Lào). Mặt khác, Việt Nam đồng thời xuất khẩu tại chỗ dịch vụ GDĐH cho số lưu học sinh, sinh viên đến Việt Nam học tập. Đơn cử như có nhiều lưu học sinh, sinh viên đến từ các quốc gia (Mỹ, Pháp, Nhật, Hàn quốc, Trung quốc, …) học ngôn ngữ học, dân tộc học, hoặc các ngành chính trị, kinh tế, quản lý, kỹ thuật (Lào, Campuchia, … ). Ngoài ra, hằng năm, có nhiều cán bộ, chuyên gia, giảng viên được “xuất” sang các trường đại học của nước bạn với tư cách chuyên gia (Công-gô, Ăng-gô-la, Lào…).
- Các nhân tố tác động đến xuất khẩu giáo dục đại học: Các tác nhân ảnh hưởng chính đến xuất khẩu GDĐH là chất lượng giáo dục đại học, uy tín, thương hiệu, bằng cấp trên thị trường quốc tế. Nguồn nhân lực (giảng viên đại học) có chất lượng cao là chìa khóa để các quốc gia xúc tiến xuất khẩu giáo dục đại học. Ngôn ngữ sử dụng trong GDĐH đóng vai trò quan trọng trong mở rộng thị trường xuất khẩu. Đầu tư cho cơ sở vật chất đạt các chuẩn mực là điều kiện quan trọng để đẩy mạnh xuất khẩu giáo dục đại học.
- Xuất khẩu GDĐH với tăng trưởng kinh tế: Đối với nhiều quốc gia phát triển, xuất khẩu GDĐH đã đem đến một nguồn thu quan trọng cho đất nước. Đặc biệt, với các nước phát triển và ngôn ngữ giao tiếp là tiếng Anh (như Úc, Mỹ, Anh, Canada…) thì GDĐH được xem là một ngành sản xuất không khói và là ngành xuất khẩu mũi nhọn, đem lại nguồn thu rất lớn, thường là một trong mười ngành xuất khẩu đem lại nguồn thu lớn nhất cho đất nước.
So với các quốc gia xuất khẩu lớn về giáo dục đại học, Việt Nam còn thua xa về chất lượng giáo dục, uy tín, thương hiệu, bằng cấp còn rất thấp và chưa được công nhận rộng rãi trên thị trường. Nguồn nhân lực (giảng viên đại học) thiếu về số lượng, yếu về chất lượng. Phần lớn chỉ có thể sử dụng được tiếng mẹ đẻ, nên bên nhập khẩu bắt buộc phải học tiếng Việt trước khi tiếp cận với GDĐH Việt Nam. Về đầu tư cho giáo dục đại học, Việt Nam còn kém xa cả về tài chính, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực.