Nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ

Một phần của tài liệu Chính sách quản lý xuất, nhập khẩu giáo dục đại học việt nam trong bối cảnh giáo dục xuyên quốc gia và GATS (Trang 25 - 26)

- Nhập khẩu, trong lý luận thương mại quốc tế, là việc quốc gia này mua hàng

hóadịch vụ từ quốc gia khác. Nói cách khác, đây chính là việc nhà sản xuất nước

ngoài cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người cư trú trong nước.

- Đơn vị tính khi thống kê về nhập khẩu thường là đơn vị tiền tệ (Dollar, triệu

Dollar hay tỷ Dollar) và thường tính trong một khoảng thời gian nhất định. Đôi khi, nếu chỉ xét tới một mặt hàng cụ thể, đơn vị tính có thể là đơn vị số lượng hoặc trọng lượng (cái, tấn, v.v...)

- Nhập khẩu phụ thuộc vào thu nhập của người cư trú trong nước, vào tỷ giá hối đoái. Thu nhập của người dân trong nước càng cao, thì nhu cầu tiêu dùng đối với hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu càng cao. Tỷ giá hối đoái tăng, thì giá hàng nhập khẩu tính bằng nội tệ trở nên cao hơn; do đó, nhu cầu nhập khẩu giảm đi.

Ký hiệu:

• M: kim ngạch (giá trị) nhập khẩu

• Y: tổng thu nhập quốc dân

• δ: giá trị nhập khẩu cơ bản không phụ thuộc vào thu nhập

• γ: khuynh hướng nhập khẩu biên Hàm nhập khẩu:

M = γ.Y + δ

Đường nhập khẩu cắt trục hoành ở δ, dốc lên phía phải với độ dốc là γ.

Hàm nhập khẩu 1.2.1.3. Cán cân thương mại

Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa chúng. Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư. Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng.

Cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư thương mại. Khi cán cân thương mại có thặng dư, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị dương. Khi cán cân thương mại có thâm hụt, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị âm. Lúc này còn có thể gọi là thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, cần lưu ý là các khái niệm xuất khẩu, nhập khẩu, xuất khẩu ròng, thặng dư/thâm hụt thương mại trong lý luận thương mại quốc tế rộng hơn các trong cách xây dựng bảng biểu cán cân thanh toán quốc tế bởi lẽ chúng bao gồm cả hàng hóa lẫn dịch vụ.

Một phần của tài liệu Chính sách quản lý xuất, nhập khẩu giáo dục đại học việt nam trong bối cảnh giáo dục xuyên quốc gia và GATS (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w