Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại Agribank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tiền gửi tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện quế võ, bắc ninh​ (Trang 118 - 121)

5. Bố cục của luận văn

4.2.4. Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại Agribank

mùa, làm việc sớm hơn và kết thúc muộn hơn vào mùa hè, để thu hút được các giao dịch của KH là cư dân địa phương hoặc KH làm trong các cơ quan, nhà máy eo hẹp về thời gian trong giờ hành chính.

4.2.4. Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại Agribank Quế Võ Quế Võ

Đây có thể coi là một trong những giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao CLDV huy động vốn thông qua hình thức TGTK. Trong quá trình hoàn thiện, đang dạng hóa các hình thức huy động vốn từ TGTK truyền thống, Agribank Quế Võ cần nghiên cứu, kiến nghị, đề xuất với cấp trên đưa vào thực hiện những hình thức huy động TGTK mới gia tăng tiện ích, tính linh hoạt của các dịch vụ huy động tiền gửi tiết kiệm cũ không trái với quy định của NHNN và với quy định pháp luật.

* Mục tiêu của giải pháp

- Thỏa mãn nhu cầu của khách hàng;

- Tạo lợi thế cạnh tranh với các NHTM Cổ Phần khác trong khu vực;

- Thể hiện vị trí dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam trong thực hiện nhiệm vụ chính trị mà Chính phủ giao.

* Nội dung và cách thức thực hiện của giải pháp

Một là, tăng tiện ích sản phẩm, dịch vụ huy động TGTK cung cấp cho KH. Tăng cường mở rộng và đa dạng hóa các sản phẩm TGTK với các kỳ hạn đa dạng và linh hoạt nhằm đáp ứng nhu cầu KH và giảm thiểu rủi ro thanh khoản cho NH. Đa dạng hoá kỳ hạn tiền gửi tiết kiệm, linh hoạt về thời hạn gửi cũng là một sự hấp dẫn với đối với người gửi tiền. Ngoài ra có thể áp dụng hình thức gửi nhiều lần lấy gọn một lần, tiết kiệm gửi góp, lãi suất tính theo từng lần gửi. Chúng tôi đồng ý rằng, việc gia tăng các tiện ích cho dịch vụ huy động TGTK của Agribank Quế Võ phụ thuộc vào Ban nghiên cứu phát triển sản phẩm, dịch vụ của hệ thống Agribank Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi nhân viên Agribank Quế Võ cần phát huy tính chủ động trong nghiên cứu, phát hiện các dịch vụ mới hoặc gia tăng tiện ích mới từ các sản phẩm, dịch vụ hiện đang cung cấp cho khách hàng. Kiến nghị, đề xuất với Agribank Bắc Ninh và hệ thống Agribank Việt Nam để có những điều chỉnh, bổ sung kịp thời nhằm chung tay, góp sức trong quá trình phát triển sản phẩm, dịch vụ của Agribank.

Hai là, tiến hành các thủ tục cần thiết để triển khai đề án kiều hối tại Agribank Quế Võ, thu hút lượng kiều hối làm tăng nguồn tiền gửi bằng ngoại tệ ở chi nhánh. Đề án này sẽ đưa khoản thu về phí dịch vụ kinh doanh ngoại tệ và chuyển tiền lên cao, mở ra một dịch vụ kinh doanh mới trong hoạt động của Agribank. Triển khai huy động tiết kiệm và chi trả kiều hối bằng ngoại tệ mạnh tại các điểm giao dịch trực thuộc Agribank Quế Võ, nhất là các khu dân cư có người nhà đi lao động, định cư ở nước ngoài.

Ba là, nghiên cứu hình thức đầu tư tiền gửi theo định mức luỹ tiến (lãi suất tiền gửi được tự động chuyển ở mức cao hơn sang hình thức đầu tư mới, ví dụ: số dư trên 500.000USD thì doanh nghiệp được hưởng lãi suất là 1%/năm, số dư trên 1.000.000USD thì được hưởng mức lãi suất 1,2%/năm...) đối với các Công ty, Tổng công ty, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có nguồn VNĐ, ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi. Hoặc phát triển dịch vụ huy động tiền gửi mới phù hợp với các văn bản quy định của NHNN về trần lãi suất huy động tiền gửi dựa trên sản phẩm cũ đã từng tạo nên thương hiệu của Agribank là Tiết kiệm bậc thang mà hiện nay Agribank đã ngừng cung cấp sau khi có văn bản quy định của NHNN. Có thể đặt tên gọi cho các loại dịch vụ TGTK như tiền gửi tiết kiệm tuổi già và tiết kiệm tích luỹ nhằm tăng tính hấp dẫn cho KH. Đây là hình thức gửi tiền tiết kiệm tương tự như bảo hiểm tuổi già, bảo hiểm nhân thọ của các công ty bảo hiểm. Với tên gọi của loại hình huy động TGTK này, NH đã đánh trúng tâm lý KH bởi ai cũng có lúc đến tuổi già, do đó khi còn mạnh khoẻ còn lao động tốt mỗi người dành ra một ít tiền từ thu nhập hằng tháng của mình gửi tiết kiệm tuổi già để đến lúc hết tuổi lao động có thêm nguồn thu nhập, đảm bảo ổn định cuộc sống. Hoặc hình thức huy động TGTK nhà ở: những người dân có nhu cầu làm nhà, mua nhà ở nhưng nguồn tài chính có hạn gửi dần tiền tích luỹ được vào ngân hàng đến lúc nào đó có thể rút ra để mua nhà, xây nhà. Agribank Quế Võ cần có chính sách cho vay ưu đãi để làm nhà, mua nhà đối với những KH gửi tiền tiết kiệm thường xuyên, đều đặn tại NH. Ngoài ra có thêm một số hình thức tiết kiệm khác như tiết kiệm dành cho trẻ em, tiết kiệm vàng, tiết kiệm mua sắm phương tiện, …

Bốn là, cần triển khai, thống nhất các dịch vụ huy động TGTK tại Agribank Quế Võ đồng nhất với các dịch vụ huy động TGTK của Agribank Bắc Ninh. Tránh

tình trạng cùng một dịch vụ nhưng mỗi chi nhánh lại cung cấp cho KH một kiểu, gây tâm lý hoang mang, mất lòng tin của KH với NH. Đặc biệt vấn đề biểu mẫu, chứng từ giao dịch cần cải tiến, đảm bảo tính chính xác nhưng đơn giản và thuận tiện cho KH hơn nữa. Mỗi chi nhánh có một quy định về biểu mẫu khác nhau sẽ thể hiện tính thiếu đồng bộ và thiếu chuyên nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện các giao dịch với KH.

Năm là, nâng cao CLDV huy động vốn từ dân cư: Nguồn vốn huy động từ dân cư có một ưu điểm rất lớn là luôn mang tính ổn định, tạo thế chủ động cho ngân hàng cân đối sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động được. Do vậy, lãi suất mà ngân hàng phải trả cũng nằm trong khung lãi suất cao nhất. Không chỉ Agribank Quế Võ, các NHTM khác đang hoạt động trên địa bàn trong định hướng hoạt động kinh doanh của mình đều đặt ra mục tiêu huy động được nhiều vốn từ dân cư. Agribank Quế Võ cần phát huy tính chủ động trong việc thu hút nguồn vốn từ các trường học trên địa bàn thông qua các khoản học phí đóng góp cho trường hàng năm. Huy động tiền gửi từ khu vực dân cư là cách huy động vốn một cách "chủ động" của ngân hàng. Một hình thức huy động vốn rất có triển vọng là việc các bậc phụ huynh gửi tiền vào ngân hàng hàng tháng để chuẩn bị cho việc học tập của con cái mình trong tương lai. Hình thức huy động TGTK này hiện nay đang khá phổ biến ở những nước phát triển nhưng chưa phát triển ở các NHTM Việt Nam. chi nhánh cần có chính sách chủ động huy động tiết kiệm. Cụ thể như, thay vì đợi KH đem tiền đến ngân hàng để gửi thì cán bộ huy động có thể đến tận nhà người dân để huy động vốn. Điều này đặc biệt hiệu quả đối với KH là người gửi tiền tại nhiều NH vì như thế sẽ làm giảm bớt khoảng cách giữa ngân hàng với dân chúng, một mặt nâng cao mức độ hài lòng của họ đối với dịch vụ, mặt khác huy động được nguồn vốn tại chỗ trước khi họ có ý định chuyển đổi dịch vụ sang ngân hàng khác. Ngoài ra, cán bộ huy động vốn còn có thể đến tận nhà người dân để trả lãi tiết kiệm theo từng kỳ hạn nếu như khách hàng có yêu cầu.

Sáu là, cải thiện và nâng cao cách thức huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, xã hô ̣i: Mặc dù nguồn vốn huy động được từ các tổ chức xã hội mang tính không ổn định như vốn huy động từ dân cư nhưng đây cũng là một kênh giúp NH tăng thêm nguồn vốn và tổ chức tốt các hoạt động kinh doanh trong ngắn hạn. Vì vậy,

Agribank Quế Võ cần phải chú trọng cải tiến các dịch vụ hiện có, có chiến lược tiếp cận KH là các tổ chức kinh tế, bổ sung các hình thức dịch vụ mới đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các tổ chức kinh tế và có kế hoạch sử dụng nguồn vốn trong ngắn hạn hợp lý, luôn sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu về thanh toán, chuyển tiền ... của khách hàng. Thực hiện tốt giải pháp này, Agribank Quế Võ phải có khả năng thu thập thông tin để đưa ra các dự báo tương đối chính xác tình hình hoạt động của các tổ chức kinh tế trong và ngoài địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Kết quả dự báo giúp Agribank Quế Võ có được sự chủ động cho trong việc huy động vốn và sử dụng nguồn vốn ngắn hạn của các tổ chức kinh tế.

Bảy là, nâng cao CLDV huy động TGTK gắn liền với đảm bảo an toàn các giao dịch và tài sản của khách hàng, xây dựng uy tín cho Agribank Quế Võ nói riêng và thương hiệu Agribank nói chung. Thực tế thời gian qua, tại các NHTM Việt Nam, trong đó có một số chi nhánh Agribank đã xảy ra hiện tượng lợi dụng kẽ hở trong quản lý tài sản của KH, của NH, một bộ phận nhỏ nhân viên NH đã cầm cố, sử dụng tiền tiết kiệm của KH vào mục đích cá nhân. Những vụ án này làm mất lòng tin của KH, ảnh hưởng lớn đến hình ảnh, uy tín của NH. Vì vậy, Agribank Quế Võ cần tìm hiểu, nghiên cứu và có biện pháp nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên NH để tránh lặp lại hiện tượng nêu trên.

* Khuyến nghị khi thực hiện giải pháp:

- Việc cải tiến làm tăng thêm tiện ích, tính linh hoạt của sản phẩm, dịch vụ TGTK phải phù hợp với các văn bản pháp luật, Luật các tổ chức tín dụng và quy định của Agribank Việt Nam;

- Không mạo hiểm triển khai khi chưa trình và nhận được sự đồng ý của Agribank Bắc Ninh và Agribank Việt Nam;

- Trường hợp các ý tưởng sáng tạo trong thu hút vốn từ TGTK được Agribank Việt Nam duyệt, Agribank Qué Võ nên triển khia thí điểm ở một phòng giao dịch trước khi triển khai đồng bộ trên toàn địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tiền gửi tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện quế võ, bắc ninh​ (Trang 118 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)