Định hướng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tiền gửi tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện quế võ, bắc ninh​ (Trang 107 - 109)

5. Bố cục của luận văn

4.1.1. Định hướng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Trong giai đoạn từ cuối năm 2011 đến 2015 và những năm tiếp theo, Agribank thực hiện kế hoạch cơ cấu lại đồng bộ các lĩnh vực hoạt động kinh doanh như sau:

- Cơ cấu lại tổ chức bộ máy, mạng lưới và nhân lực của Agriabnk phải đáp ứng được yêu cầu. Xây dựng theo mô hình ngân hàng hiện đại và có quy mô lớn, lấy khách hàng làm trung tâm; kiểm soát hoạt động kinh doanh chặt chẽ, tăng khả năng phòng ngừa rủi ro; tối ưu hóa bộ máy, tránh chồng chéo, tránh cạnh tranh nội bộ giữa các chi nhánh, rõ nhiệm vụ, trách nhiệm; phù hợp với trình độ công nghệ thông tin.

- Tiếp tục hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Hội đồng thành viên, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc (Ban điều hành), các Ban tại Trụ sở chính và Văn phòng đại diện miền Nam, miền Trung, sắp xếp lại các Ban/Phòng/Trung tâm theo nhóm, khối công việc, bổ sung một số đơn vị cần thiết, tổ chức lại hệ thống kiểm tra kiểm toán nội bộ mang tính độc lập, phân cấp quyền hạn và trách nhiệm của các chi nhánh, phù hợp với quy định của pháp luật và đặc điểm, điều kiện kinh doanh của Agribank.

- Sắp xếp và phân định các khối quản lý hoạt động theo hàng dọc từ Trụ sở chính đến chi nhánh, trên nguyên tắc bất cứ hoạt động nào cũng được kiểm soát (Kiểm soát chéo): (1) Khối dịch vụ ngân hàng bán lẻ và mạng lưới, thực hiện các nhiệm vụ cung cấp và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng có liên quan đến khách hàng cá nhân; (2) Khối dịch vụ dành cho khách hàng là tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ cung cấp và bán sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho doanh nghiệp và các tổ chức khác; (3) Khối tài chính thực hiện các nhiệm vụ hoạch định và điều hành cân đối vốn, dự báo và thống kê, tài chính kế toán ngân quỹ, kinh doanh vốn, quản lý phần vốn góp và đầu tư thương mại; (4) Khối tác nghiệp, thực hiện các hoạt động về công nghệ thông tin, thanh toán và trung tâm thẻ; (5) Khối hỗ trợ, thực hiện các nhiệm vụ về pháp chế, kiểm soát tuân thủ, công tác cán bộ, kế hoạch tiền lương và đào tạo, công tác tiếp thị và truyền thông; (6) Khối quản trị rủi ro, thực hiện nhiệm vụ về phòng ngừa và xử lý rủi ro, kiểm tra, kiểm soát nội bộ, quản lý nợ xấu. Lộ

trình thực hiện sắp xếp các khối quản lý theo hàng dọc, trước tiên là thực hiện đối với hoạt động tín dụng, sau đó từng bước mở rộng sang các khối dịch vụ khác.

- Cơ cấu lại tổ chức bộ máy và mạng lưới các chi nhánh trên địa bàn TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, giảm bớt chi nhánh, phòng giao dịch, kiểm soát rủi ro tín dụng, khắc phục tình trạng chồng chéo và cạnh tranh nội bộ, tổ chức lại mạng lưới chi nhánh ở các tỉnh thuộc địa bàn nông thôn, tiếp tục phát triển các chi nhánh và phòng giao dịch mà ở những nơi đó hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

- Chuẩn hoá mô hình chi nhánh và sản phẩm dịch vụ, nhiệm vụ chủ yếu của chi nhánh là bán hàng; tập trung vào phân khúc khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ gia đình và cá nhân; Xây dựng công cụ để đánh giá hiệu quả và theo dõi hoạt động của các chi nhánh một cách minh bạch, khuyến khích thi đua và phát triển.

- Thực hiện việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, nhân viên làm nhiệm vụ quản trị, điều hành và tác nghiệp kinh doanh. Ban hành và thực hiện đồng bộ, minh bạch các quy chế về quản lý nhân lực phù hợp với điều kiện thị trường lao động, bao gồm các khâu thi tuyển (xét tuyển), đào tạo và đào tạo lại, đánh giá năng lực, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ; xây dựng bản mô tả công việc cho từng vị trí chuyên môn, tiêu chuẩn đánh giá công việc, yêu cầu về trình độ tối thiểu.

- Kiểm soát chặt chẽ lao động tăng thêm ở các chi nhánh và Trụ sở chính phù hợp với sự tăng trưởng về quy mô, chất lượng kinh doanh và nhu cầu dịch vụ ngân hàng của thị trường; ưu tiên cho khu vực nông thôn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.

- Đa dạng hóa các sản phẩm huy động phù hợp với điều kiện thị trường, gắn liền với các sản phẩm dịch vụ khác (cấp tín dụng, thanh toán, ngân hàng điện tử…), nhất là nhóm sản phẩm huy động tiết kiệm, sản phẩm huy động khách hàng cá nhân và tổ chức, phát triển các sản phẩm huy động vốn riêng biệt cho nhóm khách hàng lớn là định chế tài chính, tập đoàn kinh tế, Tổng công ty; sản phẩm huy động vốn theo phân đoạn thị trường, vùng kinh tế, đô thị và nông thôn; khai thác các nguồn vốn ở trong và ngoài nước như ủy thác đầu tư, tài trợ thương mại, phục vụ dự án.

- Xây dựng và thực hiện quy trình tín dụng theo 3 công đoạn: Quan hệ khách hàng - Quản lý rủi ro - Quản lý tín dụng.

- Thực hiện quản lý, triển khai hoạt động cung cấp sản phẩm dịch vụ theo nhu cầu khách hàng; phân tích khả năng sinh lời của từng sản phẩm để phát triển sản phẩm có khả năng sinh lời cao; mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ trên các kênh phân phối như Mobile Banking, Internet Banking, ATM…; cung cấp tài chính trọn gói đến khách hàng, hợp tác và liên kết với các đối tác để cung cấp sản phẩm; phát triển dịch vụ và sản phẩm ngân hàng bán lẻ ở cả khu vực đô thị và nông thôn; phát triển các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán buôn cho các khách hàng lớn.

- Thực hiện quy trình cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng ra thị trường một cách khoa học, có hiệu quả, bao gồm các khâu: Nghiên cứu thị trường và xây dựng bộ tiêu chí sản phẩm; đánh giá thực trạng và kế hoạch cung cấp sản phẩm dịch vụ; quản lý và hạch toán theo sản phẩm, khách hàng; đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ; tiếp thị và truyền thông, thu thập, phân tích và xử lý thông tin phản hồi của khách hàng.

- Nâng cấp và hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin làm cơ sở cho việc giám sát và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, trước hết nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking) và hệ thống quản trị rủi ro; nâng cấp hạ tầng công nghệ ứng dụng và an ninh (IPCAS, MIS, bảo mật, thanh toán mạng LAN, WAN); xây dựng trung tâm phục hồi thảm họa; xây dựng và triển khai hệ thống thông tin quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động, rủi ro tín dụng và hệ thống thông tin quản lý hoạt động của chi nhánh.

- Xây dựng và triển khai có hiệu quả Đề án phát triển thương hiệu của Agribank bao gồm định vị thương hiệu, văn hóa doanh nghiệp, nhận diện thương hiệu, bảo vệ thương hiệu và truyền thông cho thương hiệu.

- Ban hành Quy chế về cung cấp thông tin và truyền thông của Agribank phù hợp với quy định của pháp luật, đáp ứng được yêu cầu quản trị tài nguyên thông tin, chủ động thông tin ra thị trường để quảng bá hình ảnh và xử lý các tình huống thông tin đăng tải trên báo chí và lưu thông trên thị trường có liên quan đến hoạt động kinh doanh của Agribank.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tiền gửi tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện quế võ, bắc ninh​ (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)