Phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tiền gửi tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện quế võ, bắc ninh​ (Trang 58 - 60)

5. Bố cục của luận văn

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp sử dụng các số tuyệt đối và số bình quân để đo quy mô tần số sử dụng, tỷ trọng nhằm mô tả các thuộc tính của nhóm mẫu khảo sát như: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, và các câu hỏi liên quan đến

2.2.3.2. Phương pháp đánh giá các mức độ của thang đo

Cách tính toán điểm số của các phần trong bảng hỏi như sau:

- Mô hình khảo sát CLDV TGTK của KH được chia làm 4 mức độ: Rất đồng ý, đồng ý, phân vân và không đồng ý. Với 4 mức độ này, có số điểm tương ứng điểm tối đa là 4 và tối thiểu là 1. Với thang điểm trên, cách tính điểm chênh lê ̣ch củ a mỗi mức độ trong thang đo như sau: Chúng tôi lấy điểm cao nhất của thang đo là 4, trừ đi điểm thấp nhất là 1 và chia cho 4 mức đô ̣ của thang đo. Điểm chênh lê ̣ch củ a mỗi mức độ là 0,75.

ĐTB dưới 1,75 : Mức độ thấp, tương ứng với CLDV TGTK của NH thấp. ĐTB từ 1,75 đến 2,50: Mức đô ̣ trung bình, tương ứng với CLDV TGTK của NH ở mức trung bình.

ĐTB từ trên 2,50 đến 3,25: Mức đô ̣ khá, tương ứng với CLDV TGTK của NH đạt mức Khá

ĐTB từ 3,25 đến 4,0 : Mức độ tốt, tương ứng với CLDV TGTK của NH tốt Việc phân các mức độ đánh giá của khách thể nghiên cứu thành 4 mức đô ̣: thấp, trung bình, khá, tốt và quy ước tính điểm như trình bày ở trên chỉ có ý nghĩa tương đối và dùng để phân tích, so sánh CLDV TGTK trong mẫu khách thể nghiên cứ u thực trạng của nghiên cứu này.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao CLDV TGTK được xem xét ở 3 mức đô ̣ + Không đồng ý: 1 điểm

+ Phân vân: 2 điểm + Đồng ý: 3 điểm

Cách tính điểm số tương tự như cách tính đã phân tích ở trên.

2.2.3.3. Phương pháp phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Phương pháp này giúp loại bỏ các biến quan sát không đủ độ tin cậy (có hệ số tương quan biến tổng <0,3). Nunally và Bernstein (1994) cho rằng nếu Cronbach’s Alpha ≥ 0.8 thì được coi là có độ tin cậy tốt. Peterson (1994), Sekaran (2000) và Hoàng Trọng (2005) khẳng định nếu Cronbach’s Alpha ≥ 0.7 thang đo vẫn đảm bảo được mức tin cậy và sử dụng được. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng khuyến cáo trường hợp các thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên vẫn có thể sử dụng được trong bối cảnh nghiên cứu là mới hoặc mới với người được phỏng vấn. Đối với đề tài nghiên cứu mang tính chất khám phá thì sẽ lấy chuẩn hệ số Cronbach’s Alpha ≥ 0.6

Trong đó: p là hệ số tương quan giữa các câu hỏi

2.2.3.4. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá Exploratory Factor Analysis (EFA)

Phân tích nhân tố EFA được dùng đến trong trường hợp mối quan hệ giữa các biến quan sát và biến tiềm ẩn là không rõ ràng hay không chắc chắn. Khi thực hiện phân tích nhân tố EFA, những biến quan sát có trọng số (factor loading) nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại bỏ và chỉ giữ lại những biến có tổng phương sai trích >50%. Trong phân tích nhân tố (EFA), phương pháp Principal Axis Factoring với phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue là 1 và cho phép rút ra trọng số của các biến quan sát (factor loading) để tiến hành so sánh loại bỏ hay giữ lại trong nghiên cứu [9]. Bước này giúp xác định số lượng các yếu tố ảnh hưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tiền gửi tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện quế võ, bắc ninh​ (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)