5. Bố cục của luận văn
3.2.1. Tốc độ tăng trưởng vốn tiền gửi tại Agribank Quế Võ
Agribank Quế Võ đã nhận thức rất rõ nhiệm vụ nên trong các nội dung phát động thi đua, Ban Giám đốc đã nhấn mạnh trọng tâm vào công tác huy động vốn từ TGTK kết hợp với tăng trưởng dư nợ, phát huy thế mạnh về thanh toán cũng như tăng cường phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Tổng khối lượng vốn huy động từ TGTK của Agribank Quế Võ liên tục tăng qua các năm. Số liệu thống kê Bảng 3.1 cho thấy, vốn huy động từ TGTK của Agribank Quế Võ năm sau tăng hơn năm trước, tổng vốn huy động từ TGTK năm 2013 tăng 15 % so với năm 2012, năm 2014 tăng 31,5%. Có thể nói, uy tín của Agribank Quế Võ đã dần được khẳng định trên địa bàn huyện, điều này được thể hiện ở mức độ tăng trưởng vốn huy động từ TGTK của chi nhánh tương đối ổn định trong những năm qua. Trên cơ sở nguồn vốn tăng trưởng đều và ổn định qua các năm, Agribank Quế Võ đã bước đầu chủ động về vốn, giảm dần việc sử dụng vốn của Agribank.
Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm và dư nợ của Agribank Quế Võ
Đơn vị: Tr đồng
2012 2013 2014
1.Tổng vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm 431,047 495,810 652,231 2. Dư nợ 475,060 583,609 655,781 3.Tổng dư nợ/Tổng nguồn vốn huy động
TGTK(%) 110.21 117.71 100.54
Nguồn: Báo cáo tổng kết Agribank Quế Võ năm 2012, 2013, 2014
Tuy nhiên, tỉ lệ dư nợ của các năm đều cao hơn tổng nguồn vốn huy động được từ TGTK tại Agribank Quế Võ (năm 2012 là 10,21%; năm 2013 là 17,71% và năm 2014 là 0,54%). Nghĩa là, tổng số tiền Agribank Quế Võ huy động được từ TGTK chưa thực sự đủ mạnh để cung cấp vốn cho KH thông qua hoạt động tín dụng của chi nhánh. Phần vốn thiếu, Agribank Quế Võ phải vay từ Agribank trung ương để đảm bảo thực hiện tốt hoạt động tín dụng của chi nhánh. Sự mất cân đối giữa cung - cầu nguồn vốn của Agribank Quế Võ cho thấy hiệu quả huy động vốn từ TGTK ở chi nhánh này chưa thực sự hiệu quả. Việc thiếu vốn để phục vụ hoạt động tín dụng ở chi nhánh sẽ khiến Agribank Quế Võ chưa thực sự chủ động đáp ứng nhu cầu KH vay vốn của ngân hàng. Thực trạng này rất cần có những nghiên cứu chuyên sâu để có kết luận khách quan, chính xác về nguyên nhân và đề xuất giải pháp nâng cao CLDV TGTK tại Agribank Quế Võ.
Từ năm 2010 đến nay do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu khiến cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như thu nhập của dân cư trên địa bàn huyện Quế Võ giảm, đã ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn vốn huy động từ các đối tượng này. Thêm vào đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn cùng một số yếu tố bật lợi khác đã ảnh hưởng đến thị phần huy động vốn từ TGTK của Agribank Quế Võ. Tuy có nhiều biến động và khó khăn trong những năm qua, nhưng Agribank Quế Võ đã chủ động khai thác nguồn vốn TGTK bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng với nhiều kỳ hạn, trả lãi trước, trả lãi sau từ dân cư và mọi thành phần kinh tế. Xem xét vốn huy động từ TGTK của Agribank Quế Võ so với kế hoạch đăng kí với Agribank Bắc Ninh cho thấy:
Bảng 3.2: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn của Agribank Quế Võ
Đơn vị: Tr đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Thực hiện 431,047 495,810 652,231 Tỉ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn (%) 99.81 98.75 99.81
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Agribank Quế Võ năm 2012, 2013, 2014
Số liệu Bảng 3.2 cho thấy, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn từ TGTK trong những năm qua của chi nhánh luôn đạt mức gần 100%, điều này cho thấy Agribank Quế Võ đã rất cố gắng thực hiện hoạt động huy động vốn từ TGTK bằng các biện pháp, các hình thức huy động khác nhau, nên kết quả lượng vốn huy động được từ TGTK luôn gần đạt so với kế hoạch đề ra đầu năm của chi nhánh. Cụ thể năm 2012 đạt 99,81%, năm 2013 đạt 98,75% và năm 2014 đạt 99,81% kế hoạch đề ra. Với tỷ lệ hoàn thành kế hoạch như trên, cho thấy công tác lập kế hoạch nguồn đã dự báo khá chính xác lượng vốn huy động được của Agribank Quế Võ. Tuy vậy, lượng vốn huy động từ TGTK vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn của chi nhánh qua các năm.
Có thể nói, tăng trưởng nguồn vốn TGTK là một trong những mục tiêu quan trọng của bất cứ NHTM nào. Tăng trưởng nguồn vốn huy động từ TGTK được xem là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng hoạt động của các NHTM, từ đó NH có thể mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao tính thanh khoản và tính ổn định của nguồn vốn. Chúng tôi đồng ý rằng, quy mô huy động vốn TGTK càng lớn không có nghĩa là hoạt động huy động vốn của chi nhánh hiệu quả vì hiệu quả huy động vốn từ TGTK còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tính an toàn của đồng vốn huy động hay chi phí vốn cao hay thấp…Đây chỉ là một chỉ tiêu cần xem xét khi đánh giá hiệu quả huy động vốn từ TGTK của NH mà thôi.