5. Bố cục của luận văn
2.3.1. Tốc độ tăng trưởng vốn tiền gửi tiết kiệm
Có thể nói, tốc độ tăng trưởng vốn TGTK qua các năm phản ánh khả năng huy động vốn của một NHTM. Nếu quy mô vốn cho biết độ lớn của lượng vốn mà ngân hàng huy động được thì tốc độ tăng trưởng vốn TGTK phản ánh sự tăng lên hoặc giảm đi của vốn tại các thời điểm khác nhau cũng như sự mức tăng hoặc giảm nguồn vốn huy động TGTK là nhiều hay ít. Thông thường, tốc độ tăng trưởng vốn tiền gửi tiết kiệm được tính bằng công thức:
Tốc độ tăng trưởng vốn
năm I (%) =
Quy mô vốn năm i
x 100 Quy mô vốn năm i - 1
Tốc độ tăng trưởng > 100: quy mô vốn của ngân hàng tăng Tốc độ tăng trưởng < 100: quy mô vốn của ngân hàng giảm
Vốn của ngân hàng gia tăng với một tỷ lệ xấp xỉ nhau trong nhiều năm thể hiện một sự tăng trưởng vốn tương đối ổn định. Kết quả này sẽ giúp NH thuận lợi hơn trong việc dự kiến lượng vốn huy động đuợc hàng tháng, quý, năm để có kế hoạch điều hoà vốn, tạo được sự phù hợp giữa phương án mở rộng huy động vốn với mở rộng tín dụng. Mặt khác, sự tăng trưởng vốn ổn định của NH còn phản ánh uy tín của ngân hàng với KH. Các NHTM thường sử dụng tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn để đánh giá quy mô huy động vốn và được tính bằng công thức sau:
Tỉ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn (%) =
Lượng vốn huy động thực tế Kế hoạch vốn huy động
Nếu tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động lớn hơn 100%, lượng vốn huy động thực tế lớn hơn kế hoạch, ngân hàng sẽ phải cố gắng sử dụng hợp lý số vốn thừa. Bởi, nếu không chi phí sẽ tăng khi lượng vốn này không sinh lời mà vẫn phải trả lãi và chi phí huy động khác. Ngược lại, nếu không đạt chỉ tiêu để ra (Tỉ lệ huy động vốn nhỏ hơn 100%), ngân hàng phải huy động từ các nguồn khác để bổ sung vốn hoạt động. Nếu ngân hàng hoàn thành kế hoạch (Tỉ lệ hoàn thành kế hoạch bằng 100%) điều này không có nghĩa là tốt nhất mà còn phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng, luân chuyển vốn hiện tại. Trên thực tế ở một số đơn vị có tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động lớn hơn 100% sẽ được Trung ương trả phí thừa nguồn.
Mặc dù vậy, quy mô huy động vốn của ngân hàng càng lớn không có nghĩa là hoạt động huy động vốn hiệu quả vì hiệu quả huy động vốn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tính an toàn của đồng vốn huy động hay chi phí vốn cao hay thấp…Đây chỉ là một chỉ tiêu cần xem xét khi đánh giá hiệu quả huy động vốn. Tăng trưởng nguồn vốn là một trong những mục tiêu quan trọng của ngân hàng, đặc biệt là tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm. Bất cứ NHTM nào cũng rất cần phải xem xét đến khả năng tăng trưởng nguồn vốn, đặc biệt là quy mô và tốc độ tăng trưởng, cơ cấu nguồn vốn, nhóm nguồn, sự thay đổi kết cấu, kết quả thực hiện so với kế hoạch, với kỳ trước và nhân tố ảnh hưởng, phân tích triển vọng nguồn, nhóm nguồn…
2.3.2. Cơ cấu nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng
Một yếu tố quan trọng khác được đưa ra để đánh giá khả năng huy động vốn của NHTM là cơ cấu vốn. Cơ cấu huy động nguồn vốn của NHTM là tỷ trọng và mối quan hệ của từng loại huy động nguồn vốn so với tổng nguồn vốn của NHTM tại một thời điểm nhất định. NHTM hoạt động có hiệu quả khi huy động nguồn vốn có cơ cấu hợp lý. Trong khi đó, việc tính toán cơ cấu từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn của NHTM giúp ngân hàng đánh giá được sự phù hợp giữa cơ cấu NVHĐ với cơ cấu sử dụng vốn huy động. Quy mô của loại vốn i được sử dụng để tính tỷ trọng của nó trong tổng vốn huy động.
Tỷ trọng nguồn vốn thứ i
(%) =
Số dư nguồn vốn thứ i
x 100 Tổng nguồn vốn huy động
Tỷ trọng loại vốn nào cao phản ánh ưu thế của NH trong việc huy động loại vốn đó. Mặt khác, nó cũng cho thấy sự chú trọng của NH vào những hình thức huy động nhất định. Qua đó, người ta có thể nhận thấy chính sách huy động vốn của NH có đạt mục tiêu trong trường hợp thay đổi cơ cấu vốn hay không. Cơ cấu nguồn vốn được phân theo các tiêu chí: (i) cơ cấu nguồn vốn theo loại TGTK. (ii) Cơ cấu nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm xét theo đối tượng KH. (iii) Cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn gửi. (iv) Cơ cấu nguồn vốn huy động TGTK của các tổ chức kinh tế và dân cư.
Mỗi ngân hàng duy trì cho mình một cơ cấu vốn riêng, tùy vào điều kiện nội lực của ngân hàng đó. Vì vậy, việc áp đặt cơ cấu nguồn vốn giống với ngân hàng khác có thể gây bất lợi hoặc không phát huy thế mạnh của bản thân ngân hàng.
2.3.3. Khả năng đáp ứng nhu cầu kinh doanh của ngân hàng thông qua cân đối nguồn vốn huy động từ TGTK và Dư nợ
Huy động vốn từ TGTK và hiệu quả sử dụng vốn huy động được được coi là hai hoạt động cơ bản và quan trọng nhất của NHTM. Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn còn được thể hiện ở kỳ hạn, loại tiền và mức chi phí huy động. Nắm rõ mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn thì ngân hàng mới có thể có được mức lãi suất, kỳ hạn và loại tiền huy động phù hợp đảm bảo lợi nhuận ngân hàng thu được là lớn nhất. Việc cân đối giữa nguồn vốn huy động được từ TGTK và kết quả sử dụng vốn là chỉ tiêu phản ánh một phần kết quả hoạt động kinh doanh của NH, giúp nhà lãnh đạo cân đối và có kế hoạch, chiến lược trong hoạt động kinh doanh. Để xem xét hiệu quả kinh doanh của một NHTM phụ thuộc vào rất nhiều tiêu chí và chỉ tiêu nghiên cứu khác nhau. Ngay cả việc cân đối giữa nguồn vốn huy động được từ TGTK của NHTM và thực trạng sử dụng nguồn vốn đó của ngân hàng cũng chỉ dừng lại ở việc cho phép chúng ta đánh giá ở mức đáp ứng nhu cầu kinh doanh hay chưa đáp ứng nhu cầu kinh doanh của NHTM mà thôi. Không thể chỉ căn cứ vào cân đối vốn giữa nguồn vốn huy động từ TGTK và việc sử dụng vốn để chứng minh hiệu quả sử dụng vốn hay hiệu quả kinh doanh của NHTM. Thông thường, các NHTM xem xét mức cân đối vốn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn được tính theo công thức sau:
Cân đối vốn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn = Tổng vốn huy động - (Dự trữ bắt buộc + Dự trữ thanh toán + Dư nợ).
Căn cứ vào kết quả này, các NHTM đánh giá hiệu quả huy động vốn từ TGTK của mình. Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao CLDV TGTK để tang lượng vốn huy động thông qua TGTK nhằm đảm bảo hoạt động thông sốt của ngân hàng và gia tăng khả năng cạnh tranh trong huy động vốn của NHTM.
Chương 3
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TIỀN GỬI
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN QUẾ VÕ, BẮC NINH