Nội dung công tác nâng cao chất lượng lao động nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng lao động nông thôn ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 28)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.5. Nội dung công tác nâng cao chất lượng lao động nông thôn

1.1.5.1. Kế hoạch hóa nguồn lao động nông thôn * Dự đoán cầu lao động

- Dự đoán cầu lao động ngắn hạn

Dự đoán cầu lao động ngắn hạn là cầu lao động trong thời hạn 1 năm. Tuy vậy, do đặc điểm của mỗi địa phương khoảng thời gian có thể linh hoạt hơn. Ví dụ lao động nông thôn chịu ảnh hưởng yếu tố mùa vụ thì thời gian có thể ngắn hơn (từ 3 đến 6 tháng) như các ngành nghề cơ khí, xây dựng, cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm, rau quả…Trong thời hạn ngắn, cầu lao động phải xác định rõ số lao động cụ thể từng nghề, từng loại lao động. Phương pháp chủ yếu để dự báo cầu lao động trong thời hạn ngắn là phân tích nhu cầu lao động. Sự nghiệp CNH-HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế yêu cầu lao động mới, những trí tuệ mới, tầm nhìn mới quyết định sự thành công cho đất nước, nhu cầu về lao động nông thôn lại càng khắt khe hơn, không chỉ đáp ứng đủ về số lượng mà phải phát triển cả chất lượng để hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, toàn diện. [7]

- Dự đoán cầu lao động dài hạn

Kế hoạch hóa LĐNT dài hạn thường được tiến hành cho thời hạn trên 1 năm, có thể từ 3 đến 5 hoặc 7 năm. Dự đoán cầu lao động dài hạn là nhiệm vụ của các chuyên gia quản lý lao động. Mỗi địa phương khác nhau sẽ có điều kiện về phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, chính sách, cơ chế…khác nhau nên cầu về số lượng và chất lượng lao động năm kế hoạch là khác nhau. [7]

* Dự đoán cung lao động

Sau khi dự đoán cầu lao động, cần tiến hành dự đoán cung lao động của địa phương trong thời kỳ kế hoạch. Các nhà hoạch định chính sách cần tổ chức phải đánh giá, phân tích và dự đoán khả năng có bao nhiêu LĐ sẵn sàng làm việc cho tổ chức để có biện pháp thu hút, sử dụng và khai thác tiềm năng của người lao động. Dự đoán cung lao động từ hai nguồn: cung lao động đang có tại địa phương và cung lao động từ bên ngoài địa phương. Khi dự đoán cung lao động cần xem xét mối quan hệ với các yếu tố ở tầm vĩ mô như quy mô, cơ

cấu và sự gia tăng dân số. Do đó các yếu tố như kinh tế, văn hóa, xã hội, tâm lý, phong tục, tập quán,…lại ảnh hưởng đến mức sinh. Việc tăng giảm mức sinh sẽ tác động đến tăng giảm nguồn lao động. [15]

1.1.5.2. Đào tạo và phát triển lao động nông thôn

* Các phương pháp đào tạo lao động nông thôn:

- Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc: là phương pháp phổ biến dùng để dạy các kỹ năng thực hiện công việc. Quá trình đào tạo bắt đầu bằng sự giới thiệu và giải thích của người dạy về mục tiêu, hướng dẫn tỉ mỉ theo từng bước để quan sát, trao đổi, học hỏi và làm thử cho tới khi thành thạo dưới sự hướng dẫn và chỉ dẫn chặt chẽ của người dạy.[15]

- Đào tạo theo kiểu học nghề: Trong trường hợp này, chương trình đào tạo đực bắt đầu bằng việc học lý thuyết trên lớp, sau đó học viên được đưa đến làm việc dưới sự hướng dẫn của lao động thành thạo trong khoảng thời gian vài năm; được thực hiện các công việc thuộc nghề cần học cho tới khi thành thạo tất cả các kỹ năng của nghề. [15]

- Đào tạo theo kiểu chương trình hóa, với sự trợ giúp của máy tính: Đây là phương pháp đào tạo kỹ năng hiện đại mà hiện nay nhiều địa phương, quốc gia áp dụng rộng rãi. Trong phương pháp này các chương trình đào tạo được viết sẵn trên phần mềm hoặc máy tính có kết nối mạng internet, người học chỉ thực hiện các nội dung định sẵn. [15]

* Nội dung các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Lĩnh vực da ̣y nghề: Các ngành nghề nông nghiệp: Trồng trọt - bảo vệ thực vật; lâm nghiệp, ngư nghiệp; chăn nuôi - thú y; chế biến nông lâm thủy sản; làm vườn - cây cảnh; quản lý dịch vụ nông nghiệp; quản lý khai thác công trình thủy lợi, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn....Các nghề phi nông nghiệp: Thủ công mỹ nghệ; máy tính, công nghệ thông tin; sản xuất các sản phẩm công nghiệp; sửa chữa bảo trì xe, máy và thiết bị cơ khí, cơ khí nông nghiệp, kỹ thuật điện, kỹ thuật điện tử, kỹ thuật điện lạnh, vận hành, truyền tải

điện, vận hành máy thi công, chế biến, may và thiết kế thời trang, gia công các sản phẩm từ gỗ, kinh doanh và quản lý, kế toán, xây dựng dân dụng và công nghiệp..[23]

* Đối tượng hỗ trợ học nghề cho lao động nông thôn

a. Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học. Trong đó đối tượng được ưu tiên dạy nghề là:

- Lao động là gia đình thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.

- Lao động thuộc hộ nghèo.

- Lao động là người dân tộc thiểu số. - Lao động là người tàn tật.

- Lao động là người bị thu hồi đất canh tác. - Lao động thuộc hộ cận nghèo

b. Cán bộ chuyên trách đảng, đoàn thể chính trị - xã hội, chính quyền và công chức chuyên môn xã và cán bộ nguồn bổ sung phù hợp với quy hoạch cán bộ đến năm 2015 và đến 2020.[23]

1.1.5.3. Xây dựng chính sách nâng cao chất lượng lao động nông thôn

- Chính sách thu hút lao động nông thôn tham gia học tập đào tạo. - Chính sách sử dụng nguồn lao động sau đào tạo và phát triển nghề. - Xây dựng chương trình, nội dung đào tạo cho lao động nông thôn về kỹ năng, kỹ xảo, thái độ.

- Chính sách đào tạo nghề bền vững. - Thị trường lao động nông thôn. [18]

1.1.5.4. Sự phối hợp của các tổ chức chính quyền trong quá trình nâng cao chất lượng lao động nông thôn

- Mối quan hệ giữa các tổ chức chính quyền khi kết hợp nâng cao chất lượng lao động nông thôn.

- Đánh giá mối liên kết của các tổ chức khi kết hợp nâng cao chất lượng lao động nông thôn.[17]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng lao động nông thôn ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)