Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát địa bàn huyện Đại Từ
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Đại Từ là Huyện miền núi nằm ở phía Tây bắc của tỉnh Thái Nguyên, cách Thành Phố Thái Nguyên 25 km, phía Bắc giáp huyện Định Hoá; Phía nam giáp huyện Phổ Yên và Thành Phố Thái Nguyên; Phía đông giáp huyện Phú Lương; Phía tây bắc và đông nam giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Phú Thọ.
Là Huyện có diện tích lúa và diện tích chè lớn nhất Tỉnh (Lúa 12.679 ha, chè trên 6.333 ha), Đại Từ còn là nơi có khu du lịch Hồ Núi Cốc được cả nước biết đến, đồng thời cũng là Huyện có truyền thống cách mạng yêu nước: Có 169 điểm di tích lịch sử và danh thắng. Là đơn vị được Nhà nước hai lần phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang.
Địa hình
Do vị trí địa lý của Huyện, Đại Từ được bao bọc xung quanh bởi dãy núi: +Phía Tây và Tây Nam có dãy núi Tam đảo ngăn cách giữa Huyện và tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, độ cao từ 300 - 600m.
+ Phía Bắc có dãy Núi Hồng và Núi Chúa.
+ Phía đông là dãy núi Pháo cao bình quân 150 - 300m. + Phía Nam là dãy núi Thằn Lằn thấp dần từ bắc xuống nam.
Khí hậu
Do mưa nhiều khí hậu thường ẩm ướt độ ẩm trung bình từ 70 - 80%, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 - 270 (là miền nhiệt độ phù hợp cho nhiều loại cây trồng phát triển).
Sông ngòi và thủy văn
+ Sông ngòi: Hệ thống sông Công chảy từ Định Hoá xuống theo hướng Bắc Nam với chiều dài chạy qua huyện Đại Từ khoảng 2km. Hệ thống các suối, khe như suối La Bằng, Quân Chu, Cát Nê v.v... cũng là nguồn nước quan trong cho đời sống và trong sản xuất của Huyện.
+ Hồ đập: Hồ núi Cốc lớn nhất Tỉnh với diện tích mặt nước 769 ha, vừa là địa điểm du lịch nổi tiếng, vừa là nơi cung cấp nước cho các Huyện Phổ Yên, Phú Bình, Sông Công, Thành phố Thái Nguyên và một phần cho tỉnh Bắc Giang. Ngoài ra còn có các hồ: Phượng Hoàng, Đoàn Uỷ, Vai Miếu, Đập Minh Tiến, Phú Xuyên, Na Mao, Lục Ba, Đức Lương với dung lượng nước tưới bình quân từ 40 - 50 ha mỗi đập và từ 180 - 500 ha mỗi Hồ.
+ Thuỷ văn: Do ảnh hưởng của vị trí địa lý, đặc biệt là các dãy núi bao bọc Đại Từ thường có lượng mưa lớn nhất Tỉnh, trung bình lượng mưa hàng năm từ 1.800mm - 2.000mm rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp của Huyện (đặc biệt là cây chè).
Tài nguyên thiên nhiên
+ Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp 28.020 ha, trong đó rừng tự nhiên là 16.022 ha và rừng trồng từ 3 năm trở lên là 11.000 ha. Chủ yếu là rừng phòng hộ, diện tích rừng kinh doanh không còn hoặc còn rất ít vì những năm trước đây đã bị khai thác bừa bãi và tàn phá để làm nương rẫy.
+ Tài nguyên khoáng sản: Đại Từ được thiên nhiên ưu đãi phân bổ trên địa bàn nhiều tài nguyên khoáng sản nhất Tỉnh, 15/31 xã, thị trấn có mỏ và điểm quặng. Được chia ra làm 4 nhóm quặng chủ yếu sau:
Nhóm khoáng sản là nguyên liệu cháy: Chủ yếu là than nằm ở 8 xã của Huyện: Yên Lãng, Hà Thượng, Phục Linh, Na Mao, Minh Tiến, An Khánh, Cát Nê. Có 3 mỏ lớn thuộc Trung ương quản lý và khai thác: Mỏ Núi Hồng, Khánh Hoà, Bắc làng Cẩm. Sản lượng khai thác hàng năm từ 10 đến 20 nghìn tấn/ năm.
Nhóm khoáng sản kim loại: (1) Nhóm kim loại màu: Chủ yếu là thiếc và Vônfram. Mỏ thiếc Hà Thượng lớn nhất mới được khai thác từ năm 1988, có trữ lượng khoảng 13 nghìn tấn, mỏ Vonfram ở khu vực đá liền có trữ lượng lớn khoảng 28 nghìn tấn. Ngoài các mỏ chính trên quặng thiếc còn nằm rải rác ở 9 xã khác trong Huyện như: Yên Lãng, Phú Xuyên, La Bằng, Hùng Sơn, tân Thái, Văn Yên, Phục Linh, Tân Linh, Cù vân; (2) Nhóm kim loại đen: Chủ yếu là Titan, sắt nằm rải rác ở các điểm thuộc các xã phía Bắc của Huyện như Khôi Kỳ, Phú Lạc trữ lượng không lớn lại phân tán.
Nhóm khoáng sản phi kim loại: pyrit, barit, nằm ở rải rác các xã trong Huyện, trữ lượng nhỏ, phân tán.
Khoáng sản và vật liệu xây dựng: Đại Từ là vùng có mỏ đất sét lớn nhất tỉnh ở xã Phú Lạc, ngoài ra còn có nguồn đá cát sỏi có thể khai thác quanh năm ở dọc theo các con sông Công, bãi bồi của các dòng chảy phục vụ vật liệu xây dựng tại chỗ của Huyện.
- Tài nguyên đất:
Diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đại Từ tăng nhanh đáng kể, năm 2014 đất NN có 18.664,11 ha nhưng đến năm 2016 đạt 49.384,8 ha, nguyên nhân là huyện đã mở rộng được nhiều diện tích trồng cây lâu năm như chè, cây dược liệu. Diện tích đất lâm nghiệp tăng hàng năm, năm 2014 đạt 27.787,12 ha, năm 2016 đạt 28.585,8 ha, nguyên nhân là do Huyện đã chỉ đạo khôi phục diện tích rừng tự nhiên tăng lên hơn 12 nghìn ha.
+ Tài nguyên du lịch
Khu du lịch Hồ Núi Cốc với câu chuyện huyền thoại về Nàng công chàng Cốc đã thu hút khách du lịch trong nước và ngoài nước, nằm ở phía Tây nam của Huyện, đây cũng là điểm xuất phát đi thăm khu di tích trong Huyện như: Núi Văn, Núi Võ, khu rừng Quốc gia Tam Đảo, di tích lịch sử 27/7 v.v... Hiện đã hoàn thành xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch sinh thái sườn
đông dãy Tam Đảo, hoàn thành quy hoạch chi tiết khu du lịch chùa Tây Trúc xã Quân Chu, Cửa Tử xã Hoàng Nông, quy hoạch chi tiết khu di tích lịch sử Lưu Nhân Chú. nhìn chung tiềm năng phát triển dịch vụ du lịch ở Đại Từ đã và đang được quan tâm phát triển, đây là tiềm năng lớn của Huyện cũng như của Tỉnh Thái Nguyên.
Bảng 3.1: Các loại đất trên địa bàn huyện Đại Từ từ năm 2014-2016
ĐVT: Ha
CÁC LOẠI ĐẤT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Tổng diện tích tự nhiên 57.417 57.417 57.334,6
1. Đất Nông nghiệp 18.644,11 18.660,76 49.384,8
Đất trồng cây hàng năm 8.839,68 8.877,3 7.906,4
Đất trồng lúa 7.994,64 8.020,8 7.074,4
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 3,41 3,41 -
Đất trồng cây hàng năm khác 841,63 853,09 832
Đất trồng cây lâu năm 9.804,43 9.783,46 12.072,5
2. Đất Lâm nghiệp (Diện tích đất
có rừng) 27.787,12 27.734,75 28.585,8 Rừng tự nhiên 10.974,33 10.974,33 12.623,4 Rừng trồng 16.812,79 16.760,42 15.962,4 3. Đất nuôi trồng thủy sản 765,49 769,65 815,7 4. Đất ở 3.541,95 3.572,49 2.078,3 Đất ở nông thôn 3.467,32 3.497,81 1.947,6 Đất ở thành thị 74,63 74,68 130,8 5. Đất chuyên dùng 3.456,23 3.535,48 3.389 6. Đất chưa sử dụng 650,7 659,6 200,4 Đất bằng chưa sử dụng 202,65 212,57 167,4
Đất đồi núi chưa sử dụng 443,85 442,83 33
Núi đá không có rừng cây 4,20 4,20 -