Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng lao động nông thôn ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 44 - 49)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Để đảm bảo cho quá trình nghiên cứu, thông tin được sử dụng phải đảm bảo các yêu cầu: Đầy đủ, chính xác và khách quan. Các thông tin, số liệu liên quan được dùng cho việc phân tích, đánh giá công tác nâng cao chất lượng lao động nông thôn ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên được thực hiện từ năm 2014-2016.

Các thông tin thứ cấp này là thông tin đã có sẵn và đã tổng hợp được thu thập từ các tài liệu đã công bố như: Báo cáo về lao động nông thôn của Phòng LĐTB&XH huyện Đại Từ, Phòng thống kê huyện Đại Từ,; Phòng tài chính và kế hoạch huyện Đại Từ; Phòng kinh tế hạ tầng huyện Đại Từ, Sở LĐTB&XH tỉnh Thái Nguyên, Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên…Các bài báo, báo cáo về lao động nông thôn ở một số địa phương trong nước để có thể lựa chọn làm bài học kinh nghiệm cho huyện Đại Từ. Bên cạnh đó, tiến hành thu thập thông tin qua mạng Internet nhằm tìm kiếm kinh nghiệm nâng cao chất lượng lao động nông thôn của một số địa phương trong nước.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua bảng hỏi (Phiếu điều tra) về chất lượng lao động nông thôn ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

- Đối tượng điều tra: lao động nông thôn ở huyện Đại Từ

- Địa điểm điều tra: Tác giả điều tra đại diện địa điểm theo khu vực địa lý của huyện (Phía Đông, tây, nam, bắc), dựa vào số liệu phòng thống kê huyện Đại Từ chọn ra các xã có nhiều lao động nông thôn nhất: xã Na Mao, xã Vạn Thọ, xã Tân Linh, xã Hà Thượng.

- Mẫu điều tra: Đối với điều tra trên bình diện rộng, số lượng lao động nông thôn của huyện Đại Từ khá đông, nên mỗi xã tác giả tiến hành thu thập 100 phiếu (đảm bảo số mẫu tối thiểu n ≥ 30). Như vậy tổng số có 400 phiếu điều tra thu về.

- Nội dung phiếu điều tra gồm 2 phần: + Phần 1: Thông tin chung

Phần này mô tả thông tin như họ và tên, tuổi, giới tính, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, thu nhập, công việc hiện tại,….

+ Phần 2: Nội dung khảo sát

Phần này được thiết kế nhằm thu thập thông tin về chất lượng lao động nông thôn ở các xã nghiên cứu.

Đối với phỏng vấn sâu: Tác giả tiến hành phỏng vấn các Phòng chức năng của huyện như Phòng thống kê, Phòng Lao động thương binh và Xã hội, Phòng Nông nghiệp, Ban lãnh đạo các xã nghiên cứu nhằm đánh giá tổng quan thực trạng lao động nông thôn, xu thế chuyển dịch việc làm, thu thập ý kiến, đánh quan điểm, phương hướng nâng cao chất lượng lao động nông thôn trong những năm đã qua và những năm tới.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin

2.2.2.1. Phương pháp tổng hợp thông tin

Thông tin sau khi thu thập sẽ được hệ thống hóa số liệu, đánh giá kết quả đạt được; kết hợp với phân tích dữ liệu liên quan để phân tích vấn đề nghiên cứu, từ đó rút ra kết luận. Từ các số liệu thu thập được, xây dựng hệ thống bảng biểu để phân tích, đánh giá thực trạng nâng cao chất lượng lao động nông thôn ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên qua các năm 2014-2016.

2.2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin a. Phương pháp thống kê mô tả

Dựa trên các số liệu thống kê để mô tả sự biến động, thay đổi của chất lượng lao động nông thôn tại địa bàn nghiên cứu. Mô tả quá trình nâng cao chất lượng lao động nông thôn, các nhân tố ảnh hưởng,….qua đó thấy được những ưu - nhược điểm công tác này, từ đó có căn cứ nhằm đề xuất những giải pháp phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Đại Từ.

b. Phương pháp so sánh

Thông qua phương pháp này ta rút ra các kết luận về công tác nâng cao chất lượng lao động nông thôn ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua và đề ra phương hướng cho thời gian tới. Trong luận văn tác giả sử dụng kỹ thuật so sánh:

- So sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và kỳ gốc. Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đổi giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra sự biến đổi nguyên nhân của sự biến động đó, từ đó rút ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.

- So sánh số tương đối: Tỷ trọng của chỉ tiêu phân tích: Được đo bằng tỉ lệ %, là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phương pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của các chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phương pháp khác để quan sát và phân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đưa ra các biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.

c. Phương pháp tổng hợp số liệu

Bảng biểu, đồ thị là mô hình hóa các thông tin từ dạng số. Đề tài sử dụng bảng biểu, đồ thị để trình bày các kết quả nghiên cứu và phân tích thông tin đối với công tác nâng cao chất lượng lao động nông thôn ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Việc sử dụng bảng biểu cho thấy thống kê chất lượng lao động nông thôn là khoa học, dễ quan sát; đồ thị giúp người đọc dễ theo dõi và so sánh các số liệu qua các năm nghiên cứu.

d. Phương pháp phân tích dãy số thời gian

Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm, 2 năm… 5 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động của lao động và chất lượng lao động nông thôn của huyện Đại Từ theo thời gian bao gồm:

*) Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (Δi)

Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài.

Công thức tính: Δi = yi-y1, i=2,3…. Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu

*) Tốc độ phát triển

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian. Tốc phát triển có thể được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, tác giả sử dụng một số loại tốc độ phát triển sau:

- Tốc độ phát triển liên hoàn (ti):

Tốc độ phát triển liên hoàn được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian trước liền đó.

Công thức tính:

ti = ; i=2,3,….n Trong đó: y: mức độ tuyệt đối ở thời gian i

- Tốc độ phát triển định gốc (Ti)

Tốc độ phát triển định gốc được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở những khoảng thời gian tương đối dài.

Công thức tính: Ti =

Trong đó: yi : mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1 : mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu - Tốc độ phát triển bình quân ( )

Tốc độ phát triển bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ phát triển liên hoàn. t2, t3, t4… tn

Công thức tính: = hoặc: = =

Trong đó: t2, t3, t 4, ... t n: là tốc độ phát triển liên hoàn của thời kỳ i. Tn: là tốc độ phát triển định gốc của thời kỳ thứ n.

yn: là mức độ tuyệt đối ở thời kỳ n y1: mức độ tuyệt đối ở thời kỳ đầu 2.2.2.3. Công cụ phân tích thông tin

Tác giả thu thập thông tin, phân loại và tiến hành xử lý thông tin bằng phần mềm Microsoft Excel. Việc sử dụng phần mềm Microsoft Excel có ý nghĩa lớn đối với việc tính toán các dữ liệu đầu vào để phân tích các chỉ tiêu nghiên cứu về nâng cao chất lượng lao động nông thôn ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Căn cứ vào các chỉ tiêu tính toán tác giả biết được các chỉ tiêu nào còn hạn chế để tiếp tục hoàn thiện và phát huy những mặt đạt được. Bên cạnh đó, tác giả còn vẽ các biểu đồ, đồ thị bằng phần mềm Microsoft Excel để người đọc dễ dàng đánh giá các số liệu hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng lao động nông thôn ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)