Liên kết, liên doanh huy động các nguồn lực để sản xuất hàng hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng lao động nông thôn ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 107 - 109)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn ở

4.2.5. Liên kết, liên doanh huy động các nguồn lực để sản xuất hàng hóa

tổ chức, hình thức đào tạo nghề theo lao động nông thôn

- Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và người dân về vai trò, tầm quan trọng của đào tạo nghề trong sự nghiệp CNH- HĐH và hội nhập quốc tế.

- Đầu tư các điều kiện bảo đảm tăng quy mô và nâng cao chất lượng dạy nghề: nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị; xây dựng và ban hành các chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu thực tế theo hướng nâng cao năng lực thực hành, ý thức, tác phong công nghiệp.

- Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, trong đó đặc biệt quan trọng là xác định nghề dạy.Thực tế hiện nay, một số nghề nông nghiệp sau đào tạo không phát huy nhiều tác dụng. Các nghề phi nông nghiệp là hướng đi phù hợp, đặc biệt với những đối tượng lao động trung niên không có khả năng vào làm tại các khu công nghiệp,v.v..

- Tăng cường công tác tư vấn cho người lao động nông thôn, phân luồng đối tượng, tuổi đời, trình độ học vấn trong việc lựa chọn nghề học và có điều kiện làm nghề sau khi học. Chỉ tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn khi xác định được nơi làm việc và mức thu nhập với việc làm có được sau khi học nghề.

- Đổi mới phương pháp đào tạo nghề nông theo hướng đào tạo nghề gắn với thực nghiệm đồng ruộng theo phương pháp cầm tay chỉ việc. Đào tạo nghề gắn với hỗ trợ nông dân liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản. Đào tạo nghề gắn với hỗ trợ vay vốn và thành lập mô hình liên kết sản xuất để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo kỹ thuật nghề nông cho nông dân.

- Mở rộng và đa dạng hóa loại hình dạy nghề, tạo điều kiện, cơ hội cho lao động nông thôn được học tập.

- Đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên; có chính sách thu hút và sử dụng giáo viên dạy nghề.

- Tăng cường công tác quản lý đào tạo nghề: Rà soát quy hoạch mạng lưới; nâng cao năng lực dự báo nguồn nhân lực; xây dựng kế hoạch đào tạo bảo đảm về số lượng và cơ cấu gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, gắn với nhu cầu của thị trường lao động, nhu cầu nhân lực của tỉnh; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về đào tạo nghề.

- Tổ chức dạy nghề thông qua các mô hình sản xuất điển hình và nhân rộng, gắn chương trình dạy nghề với phong trào nông dân sản xuất giỏi,v.v.

- Để công tác đào tạo nghề đạt hiệu quả thực chất và bền vững, việc xây dựng kế hoạch đào tạo nghề vừa phải xuất phát từ nhu cầu lao động, đồng thời phải phù hợp với sức khỏe, độ tuổi và trình độ của người dân .

- Tổ chức triển khai thực hiện tốt Chiến lược phát triển dạy nghề đến năm 2020 theo Quyết định số 630 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 37 của Ban Bí thư “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao”; Chỉ thi ̣ số 19 của Ban Bí thư “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đố i với công tác dạy nghề cho lao đô ̣ng nông thôn”; tổ chức triển khai có hiệu quả đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược về dạy nghề là: Đào tạo nghề trình độ cao đáp ứng nhu cầu của các ngành kinh tế mũi nhọn, những vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp và đào tạo nghề cho lao động nông thôn để góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn, giảm tỷ lệ hộ nghèo, giải quyết việc làm và xây dựng nông thôn mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng lao động nông thôn ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)