Kinh nghiệm của huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng lao động nông thôn ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 41 - 44)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Kinh nghiệm của huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Những năm qua, công tác đào tạo nghề (ĐTN) cho lao động nông thôn (LĐNT) luôn được cấp ủy, chính quyền huyện Nga Sơn quan tâm và đang phát huy hiệu quả. Phần lớn các học viên sau học nghề đã ứng dụng tại địa phương hoặc làm việc tại các công ty, doanh nghiệp, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững.

Huyện Nga Sơn đã ban hành Đề án “ĐTN cho LĐNT đến năm 2020”; chỉ đạo, hướng dẫn các xã, thị trấn, xây dựng kế hoạch thực hiện việc dạy nghề cho LĐNT. Bên cạnh đó, huyện đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về vai trò, vị trí của ĐTN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực dạy nghề cho LĐNT. Xây dựng kế hoạch điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề, tổ chức tập huấn công tác điều tra khảo sát cho lãnh đạo, cán bộ chính sách 27 xã, thị trấn. Chỉ đạo các xã, thị trấn điều tra, khảo sát, rà soát nhu cầu học nghề của LĐNT và nhu cầu sử dụng lao động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, từ đó tư vấn cho người lao động lựa chọn nghề phù hợp.

Để người lao động nâng cao thu nhập bằng chính nghề đã học, ban chỉ đạo dạy nghề của huyện tích cực phối hợp, liên kết với các sở, ngành của tỉnh, các cơ sở ĐTN tổ chức ĐTN cho LĐNT trên địa bàn huyện. Kết quả sau 6 năm triển khai đề án, toàn huyện đã tổ chức được 235 lớp ĐTN cho 13.340 lao động. Một số đơn vị tổ chức dạy nghề đạt hiệu quả như: Trường Trung cấp nghề Nga Sơn, doanh nghiệp tư nhân sản xuất, kinh doanh xuất khẩu Việt Trang. Đặc biệt, Công ty TNHH MS Vina và Công ty TNHH Wines Vina đã tham gia dạy nghề và tạo việc làm ổn định cho gần 7.000 lao động. Ông Nghiêm Xuân Hà, Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Nga Sơn, cho biết: Công tác ĐTN cho LĐNT đã góp phần tích cực nâng cao đời sống nhân dân, tạo việc làm hàng năm cho trên 2.000 lao động và quan trọng hơn là thực hiện được mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn huyện. 5 năm qua, tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm giảm trên 3%.

Để nâng cao hơn nữa chất lượng ĐTN cho LĐNT, thời gian tới, bên cạnh việc điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, huyện Nga Sơn tiếp tục tổ chức thực hiện tốt Đề án ĐTN cho LĐNT đến năm 2020. Trong đó huyện xác định nghề đào tạo phải phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sản xuất và quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa công tác ĐTN, lựa chọn cơ sở dạy nghề đủ điều kiện, có uy tín, chất lượng, ưu tiên những người thật sự có nhu cầu học nghề cam kết học nghề để tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế bằng chính nghề học của mình. Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ về vốn, phương tiện sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và giới thiệu việc làm cho LĐNT sau học nghề; tăng cường các điều kiện bảo đảm và quản lý chất lượng dạy nghề. Chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động của Trường Trung cấp nghề Nga Sơn; không ngừng đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên; có chính sách thu hút, sử dụng giáo viên dạy nghề; tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình đào tạo; mở rộng, đa dạng hóa các loại hình dạy nghề; có chính sách hỗ trợ ĐTN cho LĐNT sau khi học nghề và được vào làm việc tại các công ty, doanh nghiệp. [22]

1.3.3. Bài học kinh nghiệm về công tác nâng cao chất lượng lao động nông thôn ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Thứ nhất, phải xác định nâng cao chất lượng lao động nông thôn bằng

cách tăng cường hoạt động đào tạo nghề, học nghề mà không bị lạc hậu thì rất cần được định hướng và bám sát thị trường, quy hoạch phát triển kinh tế. Nếu không dự báo xác tính và chiến lược thì sẽ rất khó khăn trong việc thu hút người học và tạo việc làm sau đào tạo.

Thứ hai, phát triển nhóm nghề phi nông nghiệp nhằm góp phần chuyển

đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông thôn, mang lại thu nhập khá, ổn định, đồng thời nâng cao chất lượng nguồn nhân lực địa phương, nguồn nhân lực cho xây dựng nông thôn mới.

Thứ ba, các chương trình, đề án dạy nghề gắn với giải quyết việc làm,

các lớp học bồi dưỡng kiến thức cho doanh nghiệp, đặc biệt ở khu vực nông thôn, vùng cao được quan tâm chỉ đạo. Nâng tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo nhất là giúp lao động tự tạo việc làm, thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã.

Thứ tư, nâng cao năng lực cho cán bộ chuyên trách công tác lao động -

việc làm của địa phương, quản lý dạy nghề thông qua tập huấn đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm cho cán bộ chuyên trách từ tỉnh đến cơ sở.

Thứ năm, các cơ quan chức năng trên địa bàn huyện Đại Từ cần phối

hợp đồng bộ trong việc triển khai các cơ chế, chính sách giúp lao động nông thôn có việc làm ngay sau khi đào tạo.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng lao động nông thôn ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)