Xây dựng chính sách nâng cao chất lượng lao động nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng lao động nông thôn ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 83 - 88)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Thực trạng công tác nâng cao chất lượng lao động nông thôn tại huyện

3.3.3. Xây dựng chính sách nâng cao chất lượng lao động nông thôn

3.3.3.1. Chính sách thu hút lao động nông thôn tham gia học tập đào tạo

Về hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề

Bảng 3.21: Chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo nâng cao chất lượng lao động nông thôn huyện Đại Từ qua các năm 2014-2016

Kinh phí Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Miễn phí hoàn toàn 2.375 2.564 2.780

Trả chi phí bán phần 1.021 1.160 1.326

Tự túc hoàn toàn 403 444 718

Tổng 3.799 4.168 4.824

Chính sách hỗ trợ kinh phí cho lao động nông thôn tham gia đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng cho thấy sự cởi mở của chính sách nhà nước cũng như sự linh hoạt triển khai áp dụng thực tiễn của Huyện Đại Từ. Từ bảng số liệu 3.20 trên nhận thấy chính sách hỗ trợ miễn phí hoàn toàn có số lượng LĐNT tham gia nhiều nhất, vì phần lớn họ là các hộ nghèo, cận nghèo và một phần người dân bị thu hồi đất, năm 2014 có 2.375 người tham gia đến năm 2016 tăng lên là 2.780 người tham gia. Đây là kết quả nỗ lực các cơ quan trên địa bàn huyện cố gắng lựa chọn khóa học, xét tuyển đối tượng đi học theo đúng chủ trương nhà nước. Các khóa học tự túc hoàn toàn về kinh phí tăng dần, tâm lý LĐNT cho thấy, họ chọn nhiều ngành nghề như dịch vụ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là cơ hội chuyển đổi ngành nghề khi ngành nông nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện thời tiết khí hậu, bên cạnh đó, thu nhập từ các ngành phi nông nghiệp cao hơn nên LĐNT ở huyện có xu hướng lựa chọn.

Chính sách phát triển các ngành nghề của huyện

- Các nghề truyền thống

Các ngành nghề truyền thống trên địa bàn huyện như làm chè, trồng rau, chăn nuôi gia súc, gia cầm,… được phát triển qua các năm. Hàng năm huyện vẫn có các chương trình đào tạo và phát triển như các mô hình trồng chè, củ đậu.

- Các ngành nghề mới

Bên cạnh đó, việc đào tạo các nghề để chuyển đổi lao động nông thôn sang phục vụ cho ngành công nghiệp dịch vụ cũng được quan tâm như nghề may công nghiệp, may túi sách siêu thị...sau đào tạo các học viên đã được các doanh nghiệp, công ty có nhu cầu tuyển dụng vào làm việc với mức thu nhập ổn định từ 3 đến 4 triệu đồng/tháng. Trên địa bàn huyện có khu du lịch Hồ Núi Cốc tại xã Tân Thái lao động nông thôn có cơ hội tham gia làm du lịch như hướng dẫn bản địa, dịch vụ ăn uống tại gia đình,…đó là cơ hội phát triển ngành nghề mới.

3.3.3.2. Chính sách sử dụng nguồn lao động sau đào tạo và phát triển nghề

Lao động nông thôn rất quan tâm đến chính sách hỗ trợ việc làm (việc làm tại địa phương, tỉnh khác, xuất khẩu lao động,…) sau đào tạo và phát triển nghề bởi lẽ họ là người có xuất phát điểm về trình độ văn hóa và chuyên môn thấp, chủ yếu lao động tay chân nhận được kết quả lao động là sản phẩm, thu nhập sau khi kết thúc thời gian làm việc nhất định. Chính vì vậy, sau đào tạo mất thời gian, công sức họ thường quan tâm đến khả năng có việc làm. Kết quả điều tra tại bảng 3.22 như sau:

Bảng 3.22: Kết quả về việc làm sau đào tạo và phát triển nghề Nội dung Số lượng trả lời Tỷ lệ trả lời (%)

Hỗ trợ việc làm tại chỗ 254 63,5

Xuất khẩu lao động ra nước ngoài 36 9,0

Đưa lao động sang địa phương

khác có nhu cầu 110 27,5

Tổng 400 100

(Nguồn: Tác giả điều tra, 2016)

Qua bảng số liệu nhận thấy, LĐNT được giải quyết việc làm tại chỗ là 63,5%. Kết quả này có được là do lao động nông thôn đã chủ động việc làm tại chỗ như phát triển kinh tế hộ, tham gia thành lập tổ hợp tác, HTX, hộ kinh doanh cá thể. Huyện Đại Từ trên có sở xác định cơ cấu lao động, nhu cầu học nghề tại địa phương, danh mục nghề cần tuyển. Sau khi nắm được các số liệu cụ thể, huyện thực hiện xã hội hoá công tác đào tạo nghề thông qua trung tâm dạy nghề huyện, các tổ chức, đoàn thể trực tiếp phối hợp, liên kết đào tạo nghề. Chương trình đào tạo chuyển mạnh từ đào tạo theo năng lực có sẵn sang đào tạo nghề theo nhu cầu học nghề của lao động động thôn và yêu cầu của thị trường lao động. Gắn đào tạo nghề với chiến lược quy hoạch phát triển KT- XH của địa phương. Công tác đào tạo được đổi mới và phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tạo điều kiện để lao động nông thôn tham gia

học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình. Qua đào tạo nghề, trình độ tay nghề của người lao động được nâng lên, do vậy, hiệu suất lao động, mức thu nhập, đời sống của người lao động được nâng lên.

Bên cạnh việc đào tạo nghề, huyện phối hợp với các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động, tư vấn trực tiếp tại các cơ sở, địa phương, phối hợp với các ngành, đoàn thể tổ chức hội nghị, tuyên truyền theo chủ đề về dạy nghề, tư vấn việc làm cho cán bộ hội, đoàn viên các xã, thị trấn, chú trọng giới thiệu việc làm cho người lao động ở các doanh nghiệp trong tỉnh, tìm kiếm các doanh nghiệp có việc làm ổn định để tư vấn cho người lao động, thường xuyên đổi mới hình thức tư vấn, tuyên truyền về thị trường lao động, việc làm trong tỉnh, giúp người lao động dễ dàng tiếp cận được với nhu cầu tuyển dụng của các đơn vị sử dụng lao động. Năm 2016, huyện đã ký hợp đồng với các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, giải quyết việc làm cho gần 2000 lao động.

Huyện cũng đã chỉ đạo kịp thời các xã, thị trấn phối hợp với Ngân hàng CSXH, các phòng chức năng tiến hành rà xoát, phân loại đối tượng nghèo để có chính sách hỗ trợ hợp lý và tạo điều kiện thuận lợi để người nghèo có nhu cầu vay vốn đầu tư tiếp cận được với các nguồn vốn phát triển sản xuất, nâng cao mức thu nhập, cải thiện cuộc sống. Để phát huy tốt, hiệu quả của chương trình cho vay giải quyết việc làm, huyện đã chỉ dạo các ban, ngành, đoàn thể hướng dẫn định hướng cho người dân đầu tư vào những lĩnh vực sản xuất- kinh doanh có hiệu quả.

3.3.3.3. Chính sách đào tạo nghề bền vững

Chính sách tập trung đầu tư tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề để cải thiện chất lượng

- Về đội ngũ giáo viên dạy nghề: chính sách nâng cao năng lực giảng dạy và sư phạm của đội ngũ giảng viên chuyên ngành kinh tế, kế toán, quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh, cơ khí chế tạo, chăn nuôi, trồng trọt, thú y…Số giảng

viên này đến từ các trường của Đại học Thái Nguyên như ĐH Nông lâm, ĐH Kinh tế và QTKD, ĐH kỹ thuật công nghiệp, Cao đẳng kỹ thuật công nghiệp, các trường cao đẳng nghề (Cao đẳng công nghiệp, cao đẳng luyện kim, cao đẳng nghề-Bộ quốc phòng)…Chất lượng giảng viên tốt, chủ yếu ở trình độ thạc sỹ và tiến sỹ.

- Về chương trình dạy nghề: Về chương trình và giáo trình đào tạo: Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ LĐTB và XH, theo đề án 1956/QĐ-TTg, ngày 27 tháng 11 năm 2009.

- Về tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia: Huyện Đại Từ có căn cứ xây dựng là quyết định số 09/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 27 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, về việc ban hành nguyên tắc, quy trình xây dựng và ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH, quy định về đào tạo trình độ sơ cấp, ngày 20 tháng 10 năm 2015.

- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề: Cả huyện có 01 Trung tâm dạy nghề, và 6 Trung tâm học tập cộng đồng làm nhiệm vụ đào tạo, huấn luyện nghề cho người lao động nông thôn;

- Về chính sách tài chính: Danh mục và định mức chi phí đào tạo cho từng ngành nghề nông nghiệp sẽ được thực hiện theo quy định của Quyết định số 46/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 152/TT-BTC ngày 17/10/2016 của Bộ Tài chính.

Chính sách triển khai hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề và đánh giá kỹ năng nghề

Trên địa bàn huyện Đại Từ đang áp dụng thông tư 19/2010/TT- BLĐTBXH, về Quy định hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trung tâm dạy nghề, ngày 07 tháng 7 năm 2010. Mục tiêu là để: Các trung tâm dạy nghề tự kiểm định, đánh giá và hoàn thiện các điều kiện đảm bảo chất lượng, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy nghề của trung tâm dạy

nghề; Cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề thực hiện việc kiểm định, công nhận hoặc không công nhận các trung tâm dạy nghề đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng theo quy định; công bố công khai kết quả kiểm định cho người học nghề và xã hội biết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng lao động nông thôn ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)