Những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng lao động nông thôn ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 95 - 99)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5. Những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong công

tác nâng cao chất lượng lao động nông thôn tại huyện Đại Từ

3.5.1. Những kết quả đạt được

Công tác nâng cao chất lượng lao động nông thôn của huyện Đại Từ đạt được một số kết quả: Số lượt lao động nông thôn tham gia đào tạo nâng cao

chất lượng tăng hàng năm. Năm 2014 là 3.799 lượt, năm 2015 là 4.168 lượt, năm 2016 là 4.824 lượt. Chính vì vậy mà giúp cho tỷ lệ giảm nghèo ở các hộ nghèo là 16,64%, hộ cận nghèo còn 12,54%. Hàng năm giải quyết được khoảng gần 3.000 LĐNT có việc làm mới. Thu nhập của lao động nông thôn tăng lên 43,1 triệu đồng/người/năm. Chất lượng lao động tăng lên hàng năm về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, sức khỏe và thể lực được cải thiện. Kết quả như vậy là do:

Thứ nhất, dạy nghề nông nghiệp gắn với đặc thù của sản xuất nông nghiệp, quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp của địa phương, quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở cấp xã;

Thứ hai, ưu tiên dạy các ngành nghề chính, thiết thực theo quy hoạch của xã, lựa chọn đúng đối tượng học nghề, đủ điều kiện áp dụng kiến thức nghề sau khi học, là nông dân nòng cốt tại địa phương, đảm bảo chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo;

Thứ ba, Chú trọng đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn tại làng, xã, thôn, bản...hoặc tại cơ sở sản xuất (trang trại, trạm...), gắn với mô hình sản xuất tiến bộ; lấy thực hành là chính;

Thứ tư, Giáo viên dạy nghề nông nghiệp phải có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp và có khả năng thực hành tốt; chỉ đạo các cơ sở đủ điều kiện tham gia dạy nghề nông nghiệp sử dụng các chương trình, giáo trình đào tạo nghề đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và có điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương;

Thứ năm, Đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình, đảm bảo chất lượng đào tạo; lựa chọn, giao nhiệm vụ cho các cơ sở đào tạo có năng lực thực sự trực tiếp dạy nghề nông nghiệp, không lựa chọn các cơ sở thiếu năng lực, tổ chức trung gian...

3.5.2. Những hạn chế

Với những kết quả như trên trong công tác nâng cao chất lượng lao động nông thôn của huyện Đại Từ vẫn còn những hạn chế sau:

- Quy mô, hình thức đào tạo còn manh mún, nhỏ lẻ, nguồn nhân lực nông thôn hiện nay so với yêu cầu vẫn còn hạn chế và bất cập đó là: lực lượng lao động ở nông thôn chủ yếu là lao động phổ thông chiếm 91,6% lao động cả huyện, hầu hết lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, số lao động trong ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ chỉ chiếm 8,4%. Sản lượng thu nhập hàng năm thấp, chất lượng hạn chế.

- Hiện tại công tác đào tạo nghề tại địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu học nghề của lao động, nhất là những nghề đào tạo dài hạn. Việc liên kết và giới thiệu lao động đào tạo dài hạn còn nhiều hạn chế, số lao động được đào tạo nghề từ trung cấp trở lên là quá ít.

- Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS, THPT vào học nghề quá ít. Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, có nguyên nhân từ công tác giáo dục hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp cho học sinh THCS, THPT chưa được thực hiện đồng bộ, triệt để. Công tác giáo dục hướng nghiệp hiện nay còn mang nặng tính hình thức, không thể hiện đúng mục tiêu.

- Tình hình thất nghiệp và thiếu việc làm những năm qua dao động ở mức 1,8% so với tổng số lao động trong độ tuổi.

- Khó khăn do ngân sách Nhà nước bố trí cho dạy nghề nói chung và dạy nghề cho lao động nông thôn nói riêng chưa tương xứng với yêu cầu tăng quy mô và nâng cao chất lượng dạy nghề; nhiều lao động nông thôn, nhất là lao động người dân tộc thiểu số, lao động vùng sâu, vùng xa có trình độ văn hóa thấp, chưa nhận thức đúng về lợi ích của học nghề nên chưa nhiệt tình tham gia học nghề;

- Hình thức đào tạo lưu động tại xã, chi phí cho việc đi lại của giáo viên rất đáng kể. Đặc biệt việc đi lại, ăn nghỉ cho giảng viên lớp dạy nghề tổ chức tại các xã vùng xa, vùng 135 của huyện gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó, Trung tâm dạy nghề các huyện thường có ít giáo viên và giáo viên không chuyên sâu về dạy nghề nông nghiệp. Trong khi đó, các đơn vị dạy nghề như

Trung tâm KNKN, Trung tâm giống cây trồng...đầy đủ cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên chuyên sâu về các nghề nông nghiệp thì lại không được bổ sung kinh phí để đào tạo nghề.

3.5.3. Nguyên nhân của hạn chế

- Kinh phí dành cho đào tạo cho LĐNT tại xã còn hạn chế, một số chương trình dự án trọng điểm LĐNT được hỗ trợ kinh phí miễn phí nên tham gia đông đảo, còn một số các chương trình đào tạo do huyện đề ra còn phải đóng một phần kinh phí nên hạn chế LĐNT tham gia.

- Chưa đổi mới mạnh mẽ về nội dung chương trình đào tạo, chưa chú trọng bồi dưỡng nâng cao năng lực thực hành.

- Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chưa thực hiện phân cấp hợp lý, cơ sở vật chất còn hạn chế; đội ngũ giảng viên không đồng đều, còn thiếu về số lượng, yếu về kiến thức thực tiễn, kỹ năng sư phạm.

- Thiếu cơ chế tạo sự cạnh tranh trong đào tạo, bồi dưỡng nên cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thiếu năng động trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.

- Bản thân người lao động nông thôn chỉ quan tâm đến kinh phi được các cấp cho miền phí nên chưa có động lực tham gia học tập.

- Cán bộ công chức các xã chưa thực sự tư vấn tốt cho LĐNT trong khâu chọn ngành nghề đào tạo, thiên về số lượng để dồn đủ lớp, còn chất lượng chưa quan tâm chú trọng.

Chương 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng lao động nông thôn ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)