Đào tạo và pháttriển lao động nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng lao động nông thôn ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 77 - 83)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Thực trạng công tác nâng cao chất lượng lao động nông thôn tại huyện

3.3.2. Đào tạo và pháttriển lao động nông thôn

3.3.2.1. Các phương pháp đào tạo lao động nông thôn

Đào tạo lao động nông thôn trong những năm qua luôn được quan tâm và ngày càng được quan tâm. Lao động nông thôn không chỉ nằm trong số đối tượng là nông dân, đó là tất cả lao động ở đầy đủ các lĩnh vực kinh tế, quản lý. Vì nông thôn chứa đựng tất cả các yếu tố về kinh tế, văn hoá, xã hội, sản xuất

và kinh doanh (nông lâm ngư ngiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ). Hiện tại trên địa bàn huyện Đại Từ đang áp dụng 3 phương pháp đào tạo lao động nông thôn đó là:

Bảng 3.17: Kết quả điều tra các phương pháp đào tạo cho lao động nông thôn huyện Đại Từ năm 2016

Các phương pháp Số người trả lời (người) Tỷ lệ trả lời (%)

Chỉ dẫn công việc 122 30,5

Học nghề 117 29,25

Chương trình hóa 56 14,00

Tự đào tạo 105 26,25

Tổng số 400 100

(Nguồn: Tác giả điều tra) Thứ nhất, đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc. Đây là phương pháp đào tạo trực tiếp, dạy các kĩ năng thực hiện công việc. Địa bàn huyện đang áp dụng cho các ngành nghề như chăn nuôi gia súc, gia cầm, làm vườn, cây cảnh, cây ăn quả, tiểu thủ công nghiệp….thu hút rất đông đảo lao động đến tham gia học tập bởi ưu điểm của phương pháp này là học nhanh, phù hợp với mọi đối tượng, lao động chỉ cần đăng ký với địa phương mình cơ trú có thể đến các hộ làm nông giỏi có thể học được ngay bằng cách quan sát tỉ mỉ, trao đổi, học hỏi và làm thử cho đến khi thành thạo dưới sự hướng dẫn và chỉ dẫn chặt chẽ của người dạy; nhưng nhược điểm là thời gian học ngắn, phù hợp với ngành nghề đơn giản, mang tính chất mùa vụ. Theo kết quả điều tra ở 4 xã có tới 30,5% lao động nông thôn đăng ký đi học theo phương pháp này.

Thứ hai, đào tạo theo kiểu học nghề. Theo phương pháp này, chương trình đào tạo bắt đầu được học lý thuyết trên lớp, sau đó lao động nông thôn được đưa đến làm việc dưới sự chỉ dẫn của các hộ nông dân giỏi ở trên địa bàn tỉnh, huyện hoặc các tỉnh khác; lao động được đào tạo các công việc thuộc nghề cần học cho đến khi thành thạo các kỹ năng. Kết quả điều tra cho thấy, phương

pháp này có 29,25% lao động tham gia. Ưu điểm là được đào tạo các kỹ năng nghề cơ bản. Nhược điểm là lao động nông thôn mất nhiều thì gian học, chi phí trả cho việc học tương đối cao. Hiện nay lao động nông thôn trên địa bàn huyện Đại Từ đang học phương pháp này ở một số nghề như các dịch vụ nông nghiệp (cơ khí nông lâm nghiệp, sửa chữa máy móc, công cụ dụng cụ nông lâm nghiệp,…), tiểu thủ công nghiệp (nghệ nhân).

Thứ ba, đào tạo theo kiểu chương trình hóa, với sự trợ giúp của máy tính.

Đây là phương pháp đào tạo hiện đại, đòi hỏi lao động nông thôn có trình độ hiểu biết về mạng internet và máy tính. Tại các xã nghiên cứu đã có máy vi tính kết nối mạng đặt tại Trung tâm thư viện xã. Theo kết quả điều tra, phương pháp này đạt tỷ lệ 14% lao động nông thôn tham gia. Chủ yếu là lao động nông thôn học các ngành như làm vườn, chăn nuôi gia súc, gia cầm, kỹ thuật trồng hoa, ghép cành, tiểu thủ nông nghiệp,…Đối với huyện Đại Từ đây là phương pháp mới, chưa thu hút được nhiều lao động nông thôn tham gia. Bên cạnh đó, tại các xã chỉ trang bị được từ 1-3 máy vi tính nên cũng hạn chế người học.

Thứ tư, tự đào tạo. Phương pháp này được các LĐNT tham gia trực tiếp các mô hình của hộ nông dân giỏi, có đầu ra hiệu quả nâng cao thu nhập, tỷ lệ này chiếm 26,25%. Các hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi truyền nghề, hướng dẫn kỹ năng nghề thực hành, tư vấn về xây dựng kế hoạch sản xuất, tìm kiếm thị trường, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, sử dụng trang thiết bị, máy móc trong sản xuất, từ đó nhiều học viên đã có kiến thức và trình độ thực hành nghề áp dụng vào công việc hoặc tìm việc làm mới.

3.3.2.2. Nội dung các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Đại Từ tham gia trong các lĩnh vực dạy nghề:

- Các ngành nghề nông nghiệp: Trồng trọt - bảo vệ thực vật; lâm nghiệp, ngư nghiệp; chăn nuôi - thú y; chế biến nông lâm thủy sản; làm vườn - cây cảnh; quản lý dịch vụ nông nghiệp; quản lý khai thác công trình thủy lợi, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn ...

- Các nghề phi nông nghiệp: Thủ công mỹ nghệ; máy tính, công nghệ thông tin; sản xuất các sản phẩm công nghiệp; sửa chữa bảo trì xe, máy và thiết bị cơ khí, cơ khí nông nghiệp, kỹ thuật điện, kỹ thuật điện tử, kỹ thuật điện lạnh, vận hành, truyền tải điện, vận hành máy thi công, chế biến, may và thiết kế thời trang, gia công các sản phẩm từ gỗ, kinh doanh và quản lý, kế toán, xây dựng dân dụng và công nghiệp…

Bảng 3.18: Số lượt lao động nông thôn tham gia học nghề tại huyện Đại Từ từ năm 2014-2016

ĐVT: người

Lĩnh vực nghề Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Nông nghiệp 2.580 2.764 3.281

Phi nông nghiệp 1.219 1.404 1.543

Tổng 3.799 4.168 4.824

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Đại Từ)

Qua bảng số liệu 3.18 nhận thấy số lao động nông thôn tham gia đào tạo trong lĩnh vực nông nghiệp đông hơn so với ngành nghề phi nông nghiệp nhưng có xu hướng giảm từ năm 2014-2016. Năm 2014, số lao động tham gia là 2.580 người, gấp 2,11 lần so với ngành phi nông nghiệp; năm 2015 gấp 1,97 lần và năm 2016 gấp 2,13 lần. Như vậy, ngành phi nông nghiệp có xu thế thu hút lao động nông hơn ngày một nhiều người tham gia hơn, danh mục các ngành nghề được Phòng LĐTB&XH xây dựng dựa trên nhu cầu và năng lực đào tạo thực tiễn (Phụ lục 4). Nguyên nhân là do, hiện nay, trên địa bàn huyện đang triển khai các dự án lấy đất canh tác của người dân khá nhiều để phát triển kinh tế hạ tầng, bên cạnh đó tâm lý của người lao động mong muốn tìm được ngành nghề ổn định thu nhập để có thể tham gia làm việc ở các Tổ hợp tác, Hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể hoặc tự bản thân khởi nghiệp. Dịch vụ nông nghiệp là một trong những phương thức tiếp cận thu nhập cho lao động nông thôn tốt nhất. Chính vì vậy mà họ tham gia đào tạo

khá đông ở ngành này, lứa tuổi tham gia đào tạo rất trẻ, chủ yếu từ lứa tuổi từ 18 đến 35. Đây là nội lực của lao động nông thôn huyện Đại Từ khi chủ động tham gia đào tạo ở mức độ cao hơn so với ngành nông nghiệp, giúp lao động nông thôn có cơ hội xuất khẩu lao động, nhưng nó cũng chứa đựng nguy cơ nếu chính sách tạo việc làm sau đào tạo của Huyện không hấp dẫn, thu hút sẽ làm cho lực lượng này di chuyển sang địa bàn khác, khâu giải quyết việc làm tại chỗ thấp sẽ làm cho sự phát triển kinh tế-xã hội của huyện bị ảnh hưởng.

Bảng 3.19: Một số chương trình tư vấn đào tạo của trung tâm giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Đại Từ qua một số năm

ĐVT: Chương trình

Chương trình Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tổng 28 35 43

Tư vấn việc làm 6 9 12

Giới thiệu việc làm 12 13 16

Giáo dục định hướng 3 4 4

Đào tạo nghề 7 9 11

Số lượt LĐNT 3.799 4.168 4.824

Số LĐNT/1 chương trình 34 30 28

(Nguồn: Trung tâm giới thiệu việc làm huyện Đại Từ)

Quy mô đào tạo và tư vấn của Trung tâm giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn huyện Đại Từ tăng hàng năm (bảng 3.19), phản ánh lực lượng lao động nông thôn có cơ hội được tiếp cận với các chương trình học tập. Tuy nhiên số lượt tham gia học tập hàng năm tăng nhưng quy mô lớp học tính cho 1 chương trình giảm, năm 2014 tổ chức trung bình được 34 (lượt/lớp/chương trình), năm 2015 giảm còn 30 (lượt/lớp/chương trình); năm 2016 giảm còn 28 (lượt/lớp/chương trình). Chất lượng đào tạo cho lao động nông thôn bị giảm sút, các chương trình chưa thực sự lôi cuốn được người học.

* Đối tượng hỗ trợ học nghề cho lao động nông thôn

Các nhóm đào tạo gồm: Người khuyết tật (gọi tắt là nhóm đối tượng 1); người thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, người thuộc hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ (nhóm đối tượng 2); người dân tộc thiểu số, người thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm (nhóm đối tượng 3); người thuộc hộ cận nghèo (nhóm đối tượng 4); người học là phụ nữ, lao động nông thôn không thuộc các nhóm 1, 2, 3, 4 (nhóm đối tượng 5).

Điều kiện người lao động được hỗ trợ học nghề quy định cụ thể: Người tham gia học trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng phải trong độ tuổi lao động (nữ từ 16 - 55 tuổi; nam từ 16 - 60 tuổi), có nhu cầu học, có trình độ học vấn (riêng những người không biết đọc, viết có thể tham gia học những nghề phù hợp thông qua hình thức kèm că ̣p, truyền nghề...) và sức khoẻ phù hợp với ngành nghề cần học. Mỗi người chỉ được hỗ trợ ho ̣c mô ̣t lần. Những người đã được hỗ trợ ho ̣c nghề theo chính sách hiện hành khác của Nhà nước thì không tiếp tục hỗ trợ đào tạo theo chính sách quy định tại Quyết định này. Riêng những người đã được hỗ trợ đào tạo nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì UBND cấp xã xem xét, quyết định tiếp tục hỗ trợ đào tạo để chuyển đổi việc làm theo chính sách quy định tại Quyết định này, nhưng tối đa không quá 3 lần.

Bảng 3.20: Đối tượng ưu tiên hỗ trợ học nghề cho lao động nông thôn tại huyện Đại Từ qua các năm 2014-2016

Đối tượng ưu tiên Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Người có công với cách mạng 124 123 122

Hộ nghèo, hộ cận nghèo 3.336 3.685 4.275

Người dân tộc thiểu số - - -

Người tàn tật 7 6 6

Người bị thu hồi đất canh tác 332 354 421

Tổng 3.799 4.168 4.824

Hiện nay trên địa bàn huyện còn tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao hơn so với mức chung toàn tỉnh. Số hộ nghèo năm 2016 là 8.200 hộ, chiếm tỷ lệ 16,64%, toàn tỉnh là 13,4%; số hộ cận nghèo là 6.181 hộ chiếm tỷ lệ là 12,54%, toàn tỉnh là 8,94%. Chính vì vậy mà huyện Đại Từ đã rất chú trọng ưu tiên đối tượng đào tạo cho các hộ nghèo và hộ cận nghèo nhằm giúp họ xóa đói giảm nghèo bền vững, bên cạnh đó, số lượng lao động nông thôn lại ở các hộ nghèo và cận nghèo chiếm tỷ trọng cao hơn các đối tượng khác. Đối tượng ưu tiên thứ hai là các hộ bị thu hồi đất cánh tác, sau thu hồi lao động nông thôn không còn hoặc còn rất ít quỹ đất nên khả năng tham gia vào ngành nông nghiệp không nhiều. Do vậy mà huyện đã giải quyết việc làm và trợ giúp cho lao động thu hồi đất theo quy định của Nhà nước. Có thể nhận thấy chính sách ưu tiên dành cho lao động nông thôn huyện đã làm theo chủ trương, đường lối của Chính phủ và Nhà nước. Như vậy mới đảm bảo được việc làm và an sinh xã hội cho họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng lao động nông thôn ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)