Chất lượng lao động nông thôn và thanh niên nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng lao động nông thôn ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 65 - 74)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng chất lượng lao động nông thôn tại huyện Đại Từ

3.2.2. Chất lượng lao động nông thôn và thanh niên nông thôn

3.2.2.1. Về trình độ học vấn

Trình độ học vấn là tiêu chí phản ánh trình độ văn hóa mà lao động nông thôn đã học qua các cấp tiểu học, THCS, THPT. Đây là trình độ cho biết khả năng phổ cập giáo dục trên địa bàn huyện đã diễn ra trong những năm qua ra sao. Tỷ lệ lao động nông thôn tốt nghiệp tiểu học đạt mức thấp cho thấy trình độ học vấn thấp. Tỷ lệ lao động nông thôn tốt nghiệp THPT cao cho thấy trình độ học vấn sẽ cao. Cụ thể ở bảng 3.7 sau đây:

Trình độ học vấn Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 Số lượng (người) Tốt nghiệp THPT 8.142 8.778 10.269 636 1.491 Tốt nghiệp THCS 11.016 1.189 13.641 -9.827 12.452 Tốt nghiệp Tiểu học 69.729 59.490 49.896 -10.239 -9.594 Chưa tốt nghiệp tiểu học 4.692 2.985 1.455 -1.707 -1.530

Chưa biết chữ 2.202 1.788 1.386 -414 -402

Cơ cấu (%)

Tốt nghiệp THPT 8,5 10,3 13,4 1,8 3,1

Tốt nghiệp THCS 11,5 14,3 17,8 2,8 3,5

Tốt nghiệp Tiểu học 72,8 69,8 65,1 -3 -4,7 Chưa tốt nghiệp tiểu học 4,9 3,5 1,9 -1,4 -1,6

Chưa biết chữ 2,3 2,1 1,8 -0,2 -0,3

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Đại Từ)

Từ bảng số liệu trên có thể thấy, đa phần lao động nông thôn ở huyện Đại Từ tốt nghiệp Tiểu học, sau đó là tốt nghiệp THCS, tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, cơ cấu trình độ học vấn đã được cải thiện qua các năm từ 2014- 2016. Thứ nhất, tỷ lệ lao động nông thôn tốt nghiệp Tiểu học năm 2014 là 72,8%, năm 2015 là 69,8% giảm 3% so với năm 2014, năm 2016 là 65,1% giảm 4,7% so với năm 2015. Thứ hai, tỷ lệ lao động nông thôn tốt nghiệp THCS năm 2014 là 11,5%, năm 2015 là 14,3%, tăng 2,8% so với năm 2014, năm 2016 là 17,8%, tăng 3,5% so với năm 2015. Thứ ba, tỷ lệ lao động nông thôn tốt nghiệp THPT năm 2014 là 8,5%, năm 2015 là 10,3%, tăng thêm 1,8% so với năm 2015, năm 2016 là 13,4%, tăng thêm 3,1% so với năm 2015. Tỷ lệ lao động nông thôn chưa tốt nghiệp tiểu học và chưa biết chữ giảm đáng kể. Đối với tỷ lệ lao động nông thôn chưa tốt nghiệp tiểu học, năm 2014

chiếm 4,9%, năm 2015 chiếm 3,5% và năm 2015 chiếm 1,9%. Đối với tỷ lệ lao động nông thôn chưa biết chữ, năm 2014 chiếm 2,3%, năm 2015 chiếm 2,1% và năm 2015 chiếm 1,8%.Đứng trên góc độ nhu cầu xã hội thì con người đang hướng tới một xã hội văn minh hơn, có trình độ văn hóa cao hơn, đòi hỏi lực lượng lao động với trình độ văn hóa và ý thức con người cao hơn. Toàn ban lãnh đạo huyện cũng như chính người lao động nắm bắt được rất rõ nhu cầu của xã hội, với rất nhiều biện pháp cụ thể mà UBND huyện đã áp dụng đều nhằm mục đích giảm tỷ lệ những người mù chữ xuống còn 0%, nâng cao tỷ lệ của người biết chữ và trình độ lên, phổ cập tiểu học 100%, hướng tới phổ cập THCS, THPT. Nhìn chung, trình độ học vấn của lao động nông thôn thấp là một thách thức đối với khả năng phát triển kinh tế huyện, khả năng đào tạo nghề sẽ tốn nhiều thời gian, công sức và kinh phí; các chương trình nội dung đào tạo lao động nông thôn sẽ phải thiết kế riêng, phù hợp với điều kiện thực tế của LĐNT.

3.2.2.2. Về trình độ chuyên môn kỹ thuật

Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nông thôn thể hiện năng lực nghiên cứu, học tập và khả năng lao động được tham gia các lớp học đào tạo do bản thân tự trau dồi học tập để đạt được chứng chỉ chứng nhận. Lao động đã qua đào tạo là những người đã học và tốt nghiệp (có bằng hoặc chứng chỉ công nhận kết quả đào tạo trình độ từ sơ cấp trở lên) ở một trường lớp đào tạo chuyên môn kỹ thuật của cấp học hoặc trình độ đào tạo tương đương thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ 3 tháng trở lên.

Bảng 3.8: Cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nông thôn huyện Đại Từ từ năm 2014-2016

Trình độ học vấn Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 Số lượng (người)

Được đào tạo 9.123 10.068 10.500 945 432

Chưa được đào tạo 86.658 75.162 66.147 -11.496 -9.015

Tổng 95.781 85.230 76.647 -10.551 -8.583 Cơ cấu (%)

Được đào tạo 9,52 11,81 13,7 2,29 1,89

Chưa được đào tạo 90,48 88,19 86,3 -2,29 -1,89

Tổng 100 100 100 0 0

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Đại Từ)

Tỷ lệ lao động nông thôn đã qua đào tạo thấp, chủ yếu là lao động làm việc theo kinh nghiệm cha ông để lại hoặc “trăm hay không bằng tay quen” nên hiệu quả về thu nhập là thấp. Từ số liệu bảng và biểu đồ cho thấy, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao trên 86%. Tuy nhiên qua các năm 2014-2016 tỷ lệ lao động được đào tạo đang được cải thiện dần dần. Năm 2014 tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo là 9,52%, năm 2015 tỷ lệ là 11,81% tăng thêm 2,29% so với năm 2014; năm 2016 tỷ lệ là 13,7%, tăng thêm 1,89% so với năm 2015.

Có thể nhận thấy, trình độ chuyên môn của lao động nông thôn ở huyện Đại Từ rất thấp. Lao động nông thôn ít tham gia vào chương trình đạo tạo mà huyện phát động như tham gia các mô hình trồng chè, chăn nuôi trâu bò, cá, lúa, sắn, trồng hoa,…Công tác tuyên truyền, vận động, tư vấn LĐNT chưa thực sự lôi cuốn nên họ không thực sự sẵn sàng tham gia. Bên cạnh đó, trình độ học vấn thấp là rào cản lớn làm cho khả năng thu hút LĐNT tham gia đào tạo nghề, nâng cao tỷ lệ trình độ chuyên môn cũng trở nên khó khăn; việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất rất hạn chế; vấn đề đào tạo và tái đào tạo nghề, phổ biến khoa học kỹ thuật trong sản xuất gặp nhiều trở ngại. Bộ phận lao động có

trình độ học vấn thấp rất khó khăn trong việc thích nghi với điều kiện làm việc mới và các công việc đòi hỏi mức độ chất xám cao.

Bảng 3.9: Thống kê kỹ năng sau đào tạo của lao động nông thôn huyện Đại Từ

Các tiêu chí Số lượt trả lời Tỷ lệ (%)

Tác phong làm việc chuyên nghiệp 298 74,5

Kỹ năng nghề thành thạo 341 85,25

Kỹ năng xử lý tình huống nhanh nhạy hơn 301 75,25

Khả năng tự tạo việc làm 350 87,5

Mức độ thích ứng với công việc 277 69,25

(Nguồn: Tác giả điều tra, năm 2016)

Tỷ lệ các kỹ năng mà lao động nông thôn đạt được sau đào tạo chiếm tỷ lệ khá cao. Riêng tỷ lệ lao động nông thôn có khả năng tự tạo việc làm là 87,5% cao nhất trong các tiêu chí, đây chính là sự thành công của chính sách đào tạo sau khi lao động nông thôn tham gia, nội dung chương trình đáp ứng được yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ và thu nhập với người lao động. Người lao động nông thôn hầu như đã xây dựng được kỹ năng nghề thành thạo (85,25%), kỹ năng xử lý tình huống trong công việc ít bỡ ngỡ hơn (75,25%) và khả năng bắt nhịp thích ứng với công việc (69,25%). Nhìn chung, tỷ lệ này đã phản ánh được chất lượng lao động nông thôn sau đào tạo khá ổn, cơ hội tạo ra GTSXNN lớn.

3.2.2.3. Về thể lực của lao động nông thôn

Về tuổi của lao động nông thôn

Cơ cấu tuổi của lao động nông thôn phản ánh sự tham gia của các nhoám tuổi khi tham gia trong lĩnh vực nông nghiệp. Cơ cấu tuổi càng trẻ sẽ đáp ứng được thể lực, sức khỏe công việc nặng nhọc của ngành nông nghiệp. Nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ tâm lý của lao động dễ chuyển nghề sang làm công nhân các khu công nghiệp, những công ty có khả năng thâm dụng lao động trẻ tuổi

cao như dệt may, da giầy, lắp ráp linh kiện điện tử,… Cơ cấu tuổi càng cao cho biết năng lực tạo ra giá trị sản xuất nông nghiệp thấp, vì sức khỏe và thể lực giảm sút, hơn nữa tinh thần học hỏi nâng cao kỹ năng nghề sẽ không cao nữa. Tại huyện Đại Từ, cơ cấu lao động nông thôn theo nhóm tuổi chi tiết tại bảng 3.10 sau đây:

Bảng 3.10: Lao động nông thôn huyện Đại Từ theo lứa tuổi

Đơn vị: % Tuổi 16-24 25-34 35-44 45-59 > 60 Tổng Năm 2014 Số lượng (người) 30.486 22.566 19.569 18.660 4518 95.781 Cơ cấu (%) 31,81 23,56 20,43 19,48 4,72 100 Năm 2015 Số lượng (người) 25.830 21.042 16.203 17.922 4.233 85.230 Cơ cấu (%) 30,31 24,68 19,01 21,03 4,97 100 Năm 2016 Số lượng (người) 25.095 20.562 16.167 12.555 2.268 76.647 Cơ cấu (%) 32,74 26,83 21,09 16,38 2,96 100

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Đại Từ)

Biểu đồ 3.6 cho thấy, cơ cấu lao động nông thôn theo nhóm tuổi qua các năm 2014-2016 có nhóm từ 16-24 tuổi chiếm tỷ trọng cao nhất (trong khoảng 30,31%- 32,74%), xếp thứ hai là nhóm tuổi tuổi từ 25-34 (trong khoảng từ 23,56%-26,83%), nhóm tuổi từ 35-44 và 45-59 tuổi có tỷ lệ khá tương đương nhau.

Những lao động trong độ tuổi này ở khu vực nông thôn thường chưa được học hành đầy đủ, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật là rất thấp do đó mà năng suất lao động không cao, không đáp ứng được đòi hỏi của những công việc có yêu cầu trình độ cao hơn. Như vậy, cơ cấu lao động nông thôn huyện Đại Từ có kết cấu trẻ, hứa hẹn tạo ra GTSXNN lớn trên địa bàn.

Thể lực là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động, thể lực lao động nông thôn còn thấp điều đó một phần làm chất lượng lao động thấp. Người lao động không có đủ sức khỏe để tiếp thu kiến thức, trình độ chuyên môn ngày càng cao do yêu cầu của hầu hết công việc trong quá trình CNH-HĐH hiện nay. Thể lực lao động được phản ánh qua chỉ số BMI (chỉ số khối của cơ thể tại Phụ lục 1), được tính bằng thương số giữa cân nặng và chiều cao: BMI = Cân nặng/(chiều cao)2

Bảng 3.11: Thể lực của lao động nông thôn huyện Đại Từ theo lứa tuổi năm 2016

Đơn vị: % Tuổi Chỉ số BMI 16-24 25-34 35-44 45-59 > 60 BMI < 18,5 23,58 22,12 23,25 24,47 33,24 18,5 < BMI < 24,99 76,09 77,51 77,83 71,52 60,11 BMI > 25 0,33 0,37 1,08 4,01 6,65

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Đại Từ)

Qua bảng số liệu 3.11 trên ta thấy, thể lực của người lao động nông thôn tương đối thấp. Bình quân chỉ trên 70% số lao động được đánh giá là có thể lực ở trạng thái bình thường. Và với những lao động bắt đầu bước vào độ tuổi trên 60 thì thể lực cũng giảm dần. Tỷ lệ lao động nông thôn ở trạng thái thừa cân và được coi là béo phì là rất ít. Trong khi đó lao động nông thôn có thể lực gầy chiếm một tỷ lệ khá lớn. Ở độ tuổi từ 16-24, lao động nông thôn có 23,58% người gầy; 76,09% người có thể lực bình thường; 0,33% người béo phì. Lao động nông thôn thuộc trong độ tuổi này được coi là lực lượng lao động trẻ và là lực lượng lao động có thể tạo ra năng suất lao động cao, tuy nhiên với tình trạng thể lực bình quân còn tương đối thấp thì khả năng đáp ứng yêu cầu cầu công việc còn hạn chế và chưa được hiệu quả cao. Lao động nông thôn trong độ tuổi từ 35-44 có thể coi là có thể lực tốt nhất, có 23,25% người gầy; 77,83% người có thể lực bình thường; 1,08% người béo phì.Trên 60 tuổi thể lực của lao

động nam giảm xuống rõ rệt có 33,24% người gầy; 60,11% người có thể lực bình thường; 6,65% người béo phì.

Lao động nông thôn chứa đựng rất nhiều nguy cơ đối với sức khỏe con người như: nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật, chấn thương do các vật sắc nhọn (nông cụ, mảnh vỡ chai lọ,…), điện giật do thiết bị điện không an toàn,…Trong hầu hết các làng nghề ở khu vực nông thôn thì việc người lao động phải thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại và việc ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước thải do sản xuất của các làng nghề thải ra cũng gây nguy hại cho sức khỏe người lao động rất nhiều. Ở nông thôn, tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng có xu hướng gia tăng, nguyên nhân chủ yếu là do chất thải từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày và chất thải y tế, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp tư nhân chưa được xử lý. Trong khi đó thì công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho người lao động ở khu vực nông thôn còn rất hạn chế. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế còn thiếu thốn, đội ngũ cán bộ y tế còn ít, trình độ chuyên môn có nhiều hạn chế. Hầu hết ở khu vực nông thôn, trạm y tế xã còn nghèo nàn, các phương tiện phục vụ cho hoạt động y tế còn hạn chế. Thêm vào đó, giá thuốc và các chi phí dịch vụ y tế ngày càng tăng khiến cho bệnh nhân càng khó tiếp cân với các dịch vụ y tế, đặc biệt là đối với người nghèo. Việc khám chữa bệnh khi có nhu cầu chuyển từ xã lên huyện/tỉnh rất khó khăn, khiến người dân ít tìm đến các dịch vụ y tế khi có bệnh. Họ thường lo sợ khi phải đi khám chữa bệnh ở những tuyến cao hơn sẽ phát sinh nhiều chi phí điều trị, đi lại, ăn ở…trong khi điều kiện kinh tế còn khó khăn nên chỉ đợi đến lúc bệnh thật nặng mới quan tâm chữa trị. Điểu kiện kinh tế khó khăn cộng với những hạn chế trong tiếp cận giáo dục, y tế khiến cho người lao động nông thôn thường không chú trọng nhiều đến nhu cầu dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày.

Về giới tính:

Nhìn chung tỷ lệ lao động giữa nam và nữ ở khu vực nông thôn trong các độ tuổi chênh lệch nhau không nhiều, tỷ lệ lao động nam trong các độ tuổi thường cao hơn so với tỷ lệ lao động nữ. Cụ thể tại bảng 3.12 dưới đây:

Giới tính

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

SL (người) Tỷ trọng (%) SL (người) Tỷ trọng (%) SL (người) Tỷ trọng (%) Nam 49.833 52,03 47.136 55,3 39.381 51,38 Nữ 45.948 47,97 38.094 44,7 37.266 48,62 Tổng 95.781 100 85.230 100 76.647 100

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Đại Từ)

Cơ cấu lao động nông thôn nam chiếm tỷ lệ trên 50% cao hơn nữ một chút. Tỷ trọng cơ cấu nam năm 2014 là 52,03%, năm 2015 là 55,3% và năm 2016 giảm còn 51,38%. Nguyên nhân là do lao động nông thôn nam thoát ly đi làm ở các tỉnh lớn như Hà Nội hoặc các tỉnh miền Nam.

Thông thường lao động nam thường có thể lực cao hơn so với lao động nữ, và ở các vùng nông thôn do điều kiện vật chất còn khó khăn, tính chất công việc thường là lao động chân tay nên khá nặng nhọc vất vả đặc biệt là các công việc trong ngành nông nghiệp đòi hỏi người lao động phải có sức khỏe. Cơ cấu lao động nông thôn theo giới tính nam cao hơn nữ ở huyện Đại Từ phù hợp với cơ cấu lao động nông thôn của cả nước.

- Cơ cấu lao động nông thôn theo tình trạng có việc làm hay thất nghiệp

Bảng 3.13: Tỷ lệ lao động nông thôn theo tình trạng được tạo việc làm hay thất nghiệp ở huyện Đại Từ

ĐVT: %

Tình trạng việc làm Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tổng số 95.781 85.230 76.647

Được tạo việc làm 3.449 2.983 2.605

Thất nghiệp 1.034 1.287 1.425

Cơ cấu (%)

Được tạo việc làm 3,6 3,5 3,4

Thất nghiệp 1,08 1,51 1,86

Qua bảng số liệu 3.13 nhận thấy, số lượng lao động nông thôn thất nghiệp tăng dần qua các năm, năm 2014 tỷ lệ thất nghiệp là 1,08%, năm 2015 tỷ lệ thất nghiệp là 1,51%, năm 2016 tỷ lệ thất nghiệp là 1,86%. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của dự án lấy đất mở rộng và phát triển khu chế biến khoáng sản Núi Pháo,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng lao động nông thôn ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 65 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)