Sự phối hợp của các tổ chức chính quyền trong quá trình nâng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng lao động nông thôn ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 88 - 89)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Thực trạng công tác nâng cao chất lượng lao động nông thôn tại huyện

3.3.4. Sự phối hợp của các tổ chức chính quyền trong quá trình nâng cao

chất lượng lao động nông thôn

Trên địa bàn huyện có sự phối hợp của các tổ chức chính quyền trong quá trình nâng cao chất lượng lao động nông thôn đó là:

Phòng văn hóa và thể thao phối hợp với Phòng LĐTB và XH, UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về đào tạo nguồn nhân lực nông thôn;

Phòng Nội vụ và Phòng LĐTB&XH phối hợp với UBND các xã thị trấn hàng năm khảo sát nhu cầu lao động và việc làm, nhằm đưa ra các chương trình đào tạo phù hợp với từng đối tượng tham gia.

Phòng tài chính kế hoạch, Công thương triển khai công tác xây dựng kế hoạch tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề tại Trung tâm dạy nghề huyện và Trung tâm học tập cộng đồng xã bảo đảm kinh phí cho công tác đào tạo, huấn luyện nghề cho lao động nông thôn.

Ủy ban Mặt trận tổ quốc huyện triển khai các chủ trương, chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm.

Hội Liên hiệp phụ nữ huyện, phối hợp trường trung cấp nghề mở lớp cho hội viê, đặc biệt là các khóa học nghề dành cho nữ giới.

Phòng kinh tế, Hội nông dân huyện tổ chức tập huấn kỹ thuật, nuôi trồng thủy sản giúp lao động nông thôn có cơ hội nâng cao kỹ thuật chuyên môn phát triển kinh tế hộ gia đình, hộ trang tại, tổ hợp tác, tham gia vào các Hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn.

Đã tổ chức phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện như công ty may TNG, CTCP Nấm Hùng Sơn,…nhằm tuyển dụng lao động nông thôn tham gia, tăng thu nhập.

Như vậy trên địa bàn huyện Đại Từ đã có sự phối hợp các cơ quan chính quyền trong nâng cao chất lượng lao động nông thôn, sự liên kết này là rất cần thiết trong bối cảnh mới hiện nay, khi mà có quá nhiều sự lựa chọn cho LĐNT làm việc nhưng yếu tố rủi ro có thể xảy ra bất kỳ lúc nào như sự di chuyển dân cư nông thôn ra thành thị gây áp lực cho xã hội, sự mất cân bằng về cung cầu lao động giữa các ngành. Tuy nhiên, sự phối hợp này cho thấy các cấp chính quyền rất quan tâm đến công tác an sinh xã hội, nâng cao thu nhập cho LĐNT, giúp họ đời sống bằng cách thường xuyên tổ chức đào tạo ngắn hạn phù hợp với đặc thù, tâm lý, tập quán của LĐNT huyện Đại Từ.

3.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác nâng cao chất lượng lao động nông thôn tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng lao động nông thôn ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)