Quan điểm, phương hướng và mục tiêu về công tác nâng cao chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng lao động nông thôn ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 99 - 101)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Quan điểm, phương hướng và mục tiêu về công tác nâng cao chất

lượng lao động nông thôn ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

4.1.1. Quan điểm, phương hướng

Quan điểm: UBND huyện Đại Từ xác định nâng cao chất lượng lao động nông thôn trên địa bàn là giải pháp quan trọng trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Trong đó, chỉ đạo các phòng, ban trực tiếp là Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, Trung tâm Dạy nghề huyện thực hiện có hiệu quả Đề án 1956 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Thủ tướng Chính phủ.

Để nông nghiệp, nông thôn phát triển tốt, tương xứng với tiềm năng và đầu tư của nhà nước, phấn đấu đến năm 2020 huyện Đại Từ trở thành huyện dẫn đầu trong công tác nâng chất lượng LĐNT, giải quyết việc là, tăng thu nhập. Do vậy, lực lượng lao động trong nông nghiệp, nông thôn phải thực sự là động lực thúc đẩy sự phát triển nông nhiệp, nông thôn.

Phương hướng: Phấn đấu trên 70% lao động trong độ tuổi được đào tạo và tập huấn nghề; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động, giảm tỷ lệ lao động trong ngành Nông nghiệp, nâng cao tỷ lệ lao động trong các lĩnh vực phi Nông nghiệp; phát triển ngành nghề, dịch vụ, khai thác tốt thị trường lao động trong nước và nước ngoài nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.”

Tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đào tạo nguồn nhân lực nông thôn: đào tạo, dạy nghề cho lao động nông thôn trực tiếp sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hiện đại; dạy nghề cho nông dân và con em nông dân để chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng lao động kỹ thuật; tăng tỷ trọng lao động lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, thương mại- dịch vụ; giảm tỷ trọng lao động khu vực nông- lâm- ngư nghiệp; đào tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý, cán bộ cơ sở ở nông thôn.

4.1.2. Mục tiêu

 Mục tiêu chung

Mở rộng và nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng công tác đào tạo nghề theo địa chỉ, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đại Từ đến năm 2020.

 Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2017-2020

- Về cơ cấu lao động: tỷ lệ lao động khu vực nông- lâm- ngư nghiệp 42%, công nghiệp- xây dựng 31%, thương mại- dịch vụ 27%.

- Về trình độ lao động: lực lượng lao động nông thôn khoảng gần 70 nghìn người, phấn đấu đào tạo, tập huấn nghề theo chuẩn nghề quốc gia mỗi năm tốt nghiệp khoảng 12.000 người, trong đó đào tạo 5000 người, chiếm 40% (đào tạo dài hạn 1500 người, chiếm trên 30%); đưa số lao động được đào tạo, huấn luyện lên trên 40.000 người, đạt tỷ lệ 70%, số lao động được huấn luyện nghề khoảng 10.000 người, chiếm 60%, trong đó lao động nữ chiếm 42,7%.

- Tỷ lệ lao động có việc làm sau khi học nghề: 80-90%

- Đào tạo nghề cho LĐNT

+ Đào tạo nghề (cả 3 cấp trình độ) bình quân mỗi năm đào tạo nghề khoảng 5.000 lao động, trong đó số lao động được hỗ trợ chi phí học nghề (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 03 tháng) là 3.000 người/năm, gồm: Học nghề nông nghiệp: 1.000 người; học nghề phi nông nghiệp 2.000 người. Tỷ lệ lao động có việc làm sau khi được đào tạo nghề tối thiểu chiếm 80%.

+ Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội chuyên sâu cho khoảng 400 lượt cán bộ, công chức xã đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, quản lý kinh tế - xã hội thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng lao động nông thôn ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)