5. Kết cấu của luận văn
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Để đảm bảo cho quá trình nghiên cứu, thông tin được sử dụng phải đảm bảo các yêu cầu: Đầy đủ, chính xác và khách quan. Các thông tin, số liệu liên quan được dùng cho việc phân tích, đánh giá công tác nâng cao chất lượng lao động nông thôn ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên được thực hiện từ năm 2014-2016.
Các thông tin thứ cấp này là thông tin đã có sẵn và đã tổng hợp được thu thập từ các tài liệu đã công bố như: Báo cáo về lao động nông thôn của Phòng LĐTB&XH huyện Đại Từ, Phòng thống kê huyện Đại Từ,; Phòng tài chính và kế hoạch huyện Đại Từ; Phòng kinh tế hạ tầng huyện Đại Từ, Sở LĐTB&XH tỉnh Thái Nguyên, Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên…Các bài báo, báo cáo về lao động nông thôn ở một số địa phương trong nước để có thể lựa chọn làm bài học kinh nghiệm cho huyện Đại Từ. Bên cạnh đó, tiến hành thu thập thông tin qua mạng Internet nhằm tìm kiếm kinh nghiệm nâng cao chất lượng lao động nông thôn của một số địa phương trong nước.
2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua bảng hỏi (Phiếu điều tra) về chất lượng lao động nông thôn ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
- Đối tượng điều tra: lao động nông thôn ở huyện Đại Từ
- Địa điểm điều tra: Tác giả điều tra đại diện địa điểm theo khu vực địa lý của huyện (Phía Đông, tây, nam, bắc), dựa vào số liệu phòng thống kê huyện Đại Từ chọn ra các xã có nhiều lao động nông thôn nhất: xã Na Mao, xã Vạn Thọ, xã Tân Linh, xã Hà Thượng.
- Mẫu điều tra: Đối với điều tra trên bình diện rộng, số lượng lao động nông thôn của huyện Đại Từ khá đông, nên mỗi xã tác giả tiến hành thu thập 100 phiếu (đảm bảo số mẫu tối thiểu n ≥ 30). Như vậy tổng số có 400 phiếu điều tra thu về.
- Nội dung phiếu điều tra gồm 2 phần: + Phần 1: Thông tin chung
Phần này mô tả thông tin như họ và tên, tuổi, giới tính, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, thu nhập, công việc hiện tại,….
+ Phần 2: Nội dung khảo sát
Phần này được thiết kế nhằm thu thập thông tin về chất lượng lao động nông thôn ở các xã nghiên cứu.
Đối với phỏng vấn sâu: Tác giả tiến hành phỏng vấn các Phòng chức năng của huyện như Phòng thống kê, Phòng Lao động thương binh và Xã hội, Phòng Nông nghiệp, Ban lãnh đạo các xã nghiên cứu nhằm đánh giá tổng quan thực trạng lao động nông thôn, xu thế chuyển dịch việc làm, thu thập ý kiến, đánh quan điểm, phương hướng nâng cao chất lượng lao động nông thôn trong những năm đã qua và những năm tới.