Kinh nghiệm của một số địa phương về nâng cao chất lượng lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng lao động nông thôn ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 39)

5. Kết cấu của luận văn

1.3. Kinh nghiệm của một số địa phương về nâng cao chất lượng lao động

nông thôn

nông thôn qua đó tạo động lực để địa phương phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Thực hiện phương châm “trao cần câu hơn cho con cá”, thời gian vừa qua, huyện Cao Phong đã thường xuyên tập trung vào công tác đào tạo nghề để nâng cao chất lượng nguồn lao động, góp phần tạo điều kiện giải quyết việc làm cho người lao động. Song song với việc chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, ý nghĩa của công tác dạy nghề trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, các cơ quan chuyên môn, trực tiếp là Trung tâm dạy nghề của huyện còn chủ động xây dựng kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn gắn với nhu cầu thực tế của người học, nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và xã hội; hướng ưu tiên dạy nghề cho người thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, người khuyết tật, các đối tượng chính sách… Thời gian đào tạo nghề được xác định bảo đảm phù hợp với đặc điểm từng nghề, nhóm nghề và điều kiện của người học.

Cấp ủy, chính quyền các cấp từ huyện đến xã đã đặc biệt chú trọng gắn chương trình dạy nghề với thực hiện mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, theo Quyết định số 1956 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Đề án 1956), Cao Phong đã đẩy mạnh công tác đào tạo nghề theo hướng đa ngành gắn với thế mạnh phát triển kinh tế của địa phương là trồng cây ăn quả có múi và phát triển chăn nuôi. Đây được xác định là nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng lao động nông thôn ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)