5. Kết cấu của luận văn
1.1.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng lao động nông
1.1.6.1. Nhóm nhân tố chủ quan
* Trình độ phát triển y tế và chăm sóc sức khỏe của địa phương
Sức khỏe là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất lao động. Đối với lao động nông thôn thì cần sức bền, sức chịu đựng, dẻo dai trong quá trình làm việc. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, ứng dụng kịp thời những tiến bộ về y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh của địa phương giúp cho người lao động nông thôn có cơ hội nâng cao sức khỏe và tinh thần của bản thân, đóng góp vào năng suất lao động của địa phương và quốc gia.[18]
* Chính sách nâng cao chất lượng lao động nông thôn của địa phương
Địa phương nào quan tâm đến chính sách nâng cao chất lượng lao động nông thôn thì đem lại kết quả cao. Các chính sách gồm quy hoạch nguồn lao động, định hướng, mục tiêu nâng cao chất lượng lao động nông thôn; giải pháp thu hút lao động nông thôn tham gia phát triển kinh tế xã hội của địa phương.[18]
* Trình độ phát triển kinh tế của địa phương
Kinh tế địa phương ảnh hưởng đến chất lượng đời sống của lao động. Đối với một địa phương cụ thể, sự phát triển kinh tế xã hội có mạnh mẽ mới có khả năng chi ngân sách nhà nước cho các hoạt động giáo dục, nâng cao trình độ tay nghề cho lao động nông thôn. Địa phương càng phát triển kinh tế thì càng chú trọng vốn lao động con người.[17]
* Nhận thức của người lao động
Nhận thức của người lao động có ý nghĩa quan trọng trong quá trình chính quyền địa phương vận động tham gia các chương trình học tập nâng cao vốn tri thức. Nhận thức này phụ thuộc vào hệ thống giáo dục, vận động tuyên truyền, chính sách thu hút đào tạo lao động nông thôn.[17]
* Trình độ phát triển giáo dục, đào tạo
Để có năng lực ngày càng cao người lao động cần được tiếp cận và thụ hưởng một nền giáo dục tốt và đào tạo thường xuyên. Vì vậy, chất lượng lao động nông thôn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố giáo dục và đào tạo. Trong quá trình lao động, họ sẽ không ngừng sáng tạo và phát triển được các kỹ năng của bản thân đã được giáo dục. Bên cạnh đó, người lao động sẽ tiếp cận với các dịch vụ phát triển giáo dục đào tạo mỗi khi chính sách giáo dục thay đổi hoặc cập nhật với tình hình phát triển giáo dục chung của khu vực và thế giới.[17]
* Chính sách đào tạo và tập huấn tay nghề
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm truyền đạt những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của một nghề nào đố cho người lao động ở khu vực nông thôn, từ đó tạo ra năng lực cho người lao động có thể thực hiện thành công nghề đã được đào tạo. Khi lao động nông thôn được tham gia đào tạo và tập huấn tay nghề có nghĩa là họ được đào tạo trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp, theo mục tiêu và chương trình đào tạo xác định trong các lĩnh vực ngành nghề khác nhau, biểu hiện một cách tổng hợp nhất ở mức độ chấp nhận của thị trường lao độngm của xã hội đố với kết quả đào tạo. [17]