Nhóm các chỉ tiêu đánh giá chất lượng lao động của huyện Đạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng lao động nông thôn ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 50 - 55)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.2. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá chất lượng lao động của huyện Đạ

2.3.2.1. Chỉ tiêu đánh giá về quy mô, số lượng của lao động nông thôn

Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu số lượng lao động nông thôn trong khoảng thời gian dài.

Công thức tính: Δi = yi-y1, i=2,3…. Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu

Nhóm chỉ tiêu này phản ánh số lượng lao động nông thôn hàng năm, có sự so sánh giữa các năm nhằm tìm ra sự biến động tăng hoặc giảm giữa các năm hoặc giai đoạn nhất định, từ đó phân tích đánh giá, lý giải nguyên nhân về sự biến động của lao động nông thôn ở huyện Đại Từ.

2.3.2.2. Chỉ tiêu đánh giá về trình độ học vấn của lao động nông thôn

Trình độ học vấn là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự phát triển của một quốc gia. Bởi vì thực tế cho thấy phần lớn các quốc gia có trình độ học vấn cao thì nền kinh tế xã hội phát triển nhanh hơn các quốc gia có trình độ học vấn thấp hơn. Trình độ học vấn của lực lượng lao động nông thôn của Huyện Đại Từ được đánh giá từng năm, từ 2014-2016 và phản ánh qua các chỉ tiêu:

 Tỷ lệ lao động đã tốt nghiệp tiểu học so với tổng lực lượng lao động và học lên bậc cao hơn.

Tỷ lệ lực lượng lao động đã tốt nghiệp tiều học so với tổng số

lực lượng lao động

=

Số lao động đã tốt nghiệp tiểu học

*100% Tổng số lực lượng lao động

 Tỷ lệ lao động đã tốt nghiệp trung học cơ sở so với tổng số lực lượng lao động. Tỷ lệ lực lượng lao động đã tốt nghiệp THCS so với tổng số lực lượng lao động = Số lao động đã tốt nghiệp THCS *100% Tổng số lực lượng lao động

 Tỷ lệ lực lượng lao động đã tốt nghiệp THPT so với tổng số lực lượng lao động. Tỷ lệ lực lượng lao động đã tốt nghiệp THPT so với tổng số lực lượng lao động = Số lao động đã tốt nghiệp THPT *100% Tổng số lực lượng lao động

Những tỷ lệ trên phản ánh số lao động tốt nghiệp tiểu học, THCS, THPT chiếm bao nhiêu % trong tổng số lực lượng lao động của mỗi năm. Chỉ tiêu này có ý nghĩa đánh giá về mức độ hiểu biết, nhận thức của lao động nông thôn. Tỷ lệ này càng cao càng phản ánh trình độ giáo dục quốc gia được phổ cập tốt và bản thân người lao động được trang bị kiến thức cơ bản các cấp học.

2.3.2.3. Chỉ tiêu đánh giá về thể lực của lao động nông thôn

Chỉ tiêu đánh giá thể lực của lao động nông thôn quan chỉ tiêu BMI. Chỉ số BMI =

Cân nặng (Chiều cao)2 Dưới chuẩn: BMI ít hơn 18.5

- Chuẩn: BMI từ 18,5 - 25 - Thừa cân: BMI từ 25-30

- Béo - nên giảm cân: BMI 30 - 40

- Rất béo - cần giảm cân ngay: BMI trên 40

Ý nghĩa: BMI (Body Mass Index) là chỉ số cơ thể được các chuyên gia sức khỏe, các y bác sĩ sử dụng để xác định tình trạng cơ thể của một người để

biết họ có bị béo phì, thừa cân hay quá gầy so với quy định hay không. Đây là chỉ tiêu nghiên cứu quan trọng đánh giá thể lực lao động nông thôn để xem xét khả năng sức khỏe đáp ứng công việc ở mức độ nào.

2.3.2.4. Chỉ tiêu đánh giá về trình độ kỹ thuật của lao động nông thôn

Trình độ chuyên môn kỹ thuật có được thông qua hệ thống đào tạo. Đào tạo làm tăng lực lượng lao động có trình độ cao, tạo ra khả năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

* Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo

Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo được đánh giá qua chỉ tiêu:

Tỷ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo so với tổng số lực lượng lao động Tỷ lệ lực lượng lao động đã

qua đào tạo so với tổng số lực lượng lao động

=

Số lao động đã qua đào tạo

*100% Tổng số lực lượng lao động

Cơ cấu lao động đã qua đào tạo

* Cơ cấu lực lượng lao động đã qua đào tạo theo trình độ

- Tỷ lệ số công nhân kỹ thuật so với tổng lực lượng lao động qua đào tạo Tỷ lệ số công nhân kỹ thuật

so với tổng lực lượng lao động =

Số công nhân kỹ thuật

*100% Tổng số lực lượng lao

động qua đào tạo

Tỷ lệ này phản ánh mức độ lành nghề của lao động nông thôn. Tỷ lệ càng cao thì chứng tỏ chất lượng chuyên môn công việc được đảm bảo thực hiện tốt.

- Tỷ lệ lao động có bằng trung cấp chuyên nghiệp so với tổng số lực lượng lao động đã qua đào tạo.

Tỷ lệ số lao động có bằng trung cấp chuyên nghiệp so

với tổng số lực lượng lao động = Số lao động có bằng trung cấp chuyên nghiệp *100% Tổng số lực lượng lao động

- Tỷ lệ lao động có trình độ CĐ, ĐH , trên ĐH so với tổng số lực lượng lao động qua đào tạo

Tỷ lệ số lao động có trình độ CĐ, ĐH, trên ĐH so với tổng số lực lượng lao động = Số lao động có trình độ CĐ, ĐH, trên ĐH *100% Tổng số lực lượng lao động

qua đào tạo

 Cơ cấu lao động đã qua đào tạo chia theo nhóm ngành kinh tế

Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong ngành công nghiệp =

Số lao động đã qua đào tạo trong ngành CN

*100% Tổng số lực lượng lao động

qua đào tạo

Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong ngành N-L-NN

=

Số lao động đã qua đào tạo trong ngành N-L-NN

*100% Tổng số lực lượng lao động

qua đào tạo

Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong ngành dịch vụ

=

Số lao động đã qua đào tạo trong ngành DV

*100% Tổng số lực lượng lao động đã

qua đào tạo

Những chỉ tiêu trên phản ánh chất lượng trình độ lành nghề của lao động nông thôn, được đánh giá qua các ngành công nghiệp-xây dựng; Nông -lâm- ngư nghiệp; Dịch vụ. Chỉ tiêu này nhằm xem xét sự phân bổ lao động nông thôn có trình độ chuyên môn ở ngành nào chiếm tỷ trọng cao nhất, phản ánh trình độ phát triển kinh tế xã hội địa phương.

2.3.2.5. Chỉ tiêu đánh giá giới tính của lao động nông thôn

Chỉ tiêu này được tính toán dựa vào công thức: Tỷ lệ lao động nam = Số lao động nam *100% Tổng số lực lượng lao động Tỷ lệ lao động nữ = Số lao động nữ *100% Tổng số lực lượng lao động

Chỉ tiêu này phản ánh kết cấu lao động nông thôn với tỷ lệ nam chiếm đa số hay nữ chiếm đa số. Tỷ lệ này có ý nghĩa khi đánh giá năng suất, chất lượng lao động bởi vì về mặt thể lực nữ giới yếu hơn nam giới. Ngành nông nghiệp chủ yếu là công việc nặng nề nên cần thể lực dẻo dai.

2.3.2.6. Chỉ tiêu đánh giá về sự phân bố lao động của lao động nông thôn

Được đánh giá qua chỉ tiêu tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở khu vực thành thị và khu vực nông thôn:

Tỷ lệ lao động đã qua

đào tạo ở khu vực thành thị =

Số lao động đã qua đào tạo ở thành thị

*100% Tổng số lực lượng lao động

qua đào tạo Tỷ lệ lao động đã qua

đào tạo ở khu vực nông thôn =

Số lao động qua đào tạo ở nông thôn

*100% Tổng số lực lượng lao động

qua đào tạo

Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng lao động được phân bố ở thành thị hay nông thôn, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo làm việc ở khu vực thành thị cao phản ánh chất lượng lao động nông thôn cao và làm việc trong ngành dịch vụ nông nghiệp hoặc ngành công nghiệp-xây dựng hoặc tỷ lệ lao động qua đào tạo ở khu vực nông thôn tăng cho biết, chất lượng lao động nông thôn được cải thiện.

Chương 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng lao động nông thôn ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)