5. Kết cấu của luận văn
1.1.7. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng lực lượng lao động nông thôn
Đối với tăng trưởng kinh tế: Lực lượng lao động nông thôn là yếu tố đầu vào với tăng trưởng kinh tế. Nó như một yếu tố đầu vào vật chất giống như yếu tố vốn, công nghệ hay đất đai…Sự kết hợp lao động với các yếu tố đầu vào khác tạo nên giá trị sản xuất của nền kinh tế. Lao động là một trong những yếu tố trực tiếp tác động đến tăng trưởng. Theo Mark thì lao động có thể tạo ra giá trị lớn hơn giá trị bản thân nó, điều này không thể có với vốn hoặc đất đai, giá trị đó là tổng hợp của giá trị sức lao động và giá trị thặng dư. Mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại đã chú trọng hơn nữa đến khía cạnh phi vật chất của lao động đó là những lao động có trình độ cao, có óc sáng tạo, có kỹ năng và có
khả năng làm việc thật sự trong môi trường có máy móc phức tạp vì chỉ có lao động chất lượng cao mới có thể nhanh chóng đưa đất nước phát triển với tăng trưởng kinh tế cao được.Xu hướng yêu cầu nâng cao chất lượng tăng trưởng gắn liền với xu hướng chuyển từ tăng trưởng dựa vào quy mô lao động sang tăng trưởng dựa vào chất lượng lao động (năng suất lao động) , tức là tăng trưởng theo chiều sâu dựa vào vốn nhân lực là chính, dựa vào trình độ sức sáng tạo và kỹ năng làm việc là chính đặt ra yêu cầu là phải nâng cao chất lượng lực lượng lao động, nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ kỹ thuật, trình độ học vấn cho người lao động.
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Muốn lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp chuyển sang làm việc trong các ngành khác thì đòi hỏi họ phải trải qua một quá trình học tập, đào tạo mới có thể làm việc được. Mặt khác ngay cả trong ngành nông nghiệp, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, máy móc dần dần thay thế chân tay, công nghệ sinh học nghiên cứu ra nhiều giống mới, nghiên cứu ra nhiều phương pháp mới cho năng suất cây trồng cao thì người lao động cũng phải có trình độ kỹ thuật để tiếp thu và ứng dụng vào thực tế. Vì thế phải nâng cao chất lượng lực lượng lao động nông thôn là rất cần thiết. [18]
1.2. Thực trạng về chất lượng lao động nông thôn nước ta hiện nay
Tình hình chung về nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay
Nhờ sự quan tâm của Nhà nước thể hiện bằng các chủ trương, chính sách đúng đắn, trong những năm đổi mới, nông nghiệp nước ta đã có bước phát triển vượt bậc, đạt được nhiều thành tựu. Liên tục trong nhiều năm nông nghiệp đạt mức tăng trưởng khá cả về giá trị, sản lượng. Vì vậy, từ chỗ là một nước thường xuyên thiếu lương thực, hàng năm phải nhập hàng triệu tấn lương thực của nước ngoài, hơn thập niên qua Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn (năm 2014 đứng thứ 2 thế giới với sản lượng 6,3 triệu tấn; năm 2015 đứng thứ 3 thế giới với 6,6 triệu tấn và năm 2016 giảm còn 4,8 triệu tấn và
vẫn đứng ở vị trí số 3), nguồn lương thực này bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Ngoài gạo, Việt Nam còn chiếm vị thế cao trong số các nước xuất khẩu về cà phê, cao su, hạt điều. Giá trị xuất khẩu những mặt hàng nông sản khác như thủy sản, chế biến gỗ cũng ngày càng cao và trở thành các sản phẩm chủ lực trong cơ cấu xuất khẩu của đất nước. Cơ cấu nông nghiệp cũng chuyển dịch theo hướng tích cực, gia tăng sản phẩm có giá trị kinh tế, có lợi thế cạnh tranh. Trong nông nghiệp đã hình thành được một số vùng sản xuất tập trung quy mô lớn. Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng trong nông nghiệp và nông thôn được tăng cường. Chẳng hạn, công tác thủy lợi hóa đã được thực hiện hết sức mạnh mẽ, đến nay 94% diện tích lúa, 41% diện tích hoa màu trong cả nước được tưới tiêu. Việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp triển khai khá rộng rãi (70% diện tích lúa được sử dụng máy móc). Công nghệ tiên tiến, nhất là công nghệ sinh học được ứng dụng góp phần tăng chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Nông nghiệp nước ta hiện nay tuy có tỷ trọng giảm đi trong cơ cấu kinh tế của đất nước, song giá trị tuyệt đối ngày càng tăng và đóng góp được 20% GDP cho đất nước... Sự phát triển trong nông nghiệp thực sự là cơ sở quan trọng tạo tiền đề vật chất để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đại bộ phận nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo (Việt Nam được thế giới công nhận là điểm sáng trong thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo) và làm thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng ngày càng văn minh, hiện đại hơn.
Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân và nông thôn thời gian qua đã cởi trói cho lực lượng sản xuất trong lĩnh vực này phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên để phát triển nông - lâm- ngư nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với giải quyết tốt vấn đề nông dân, nông thôn từ tinh thần của văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI thì vấn để nông nghiệp, nông dân, nông thôn hiện nay còn đang đặt ra nhiều khó khăn, có thể kể ra một số thách thức cơ bản sau:
- Thách thức lớn nhất của nông nghiệp hiện nay là khả năng cạnh tranh, năng suất, chất lượng của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam còn thấp. Sở dĩ như vậy do sản xuất nông nghiệp của Việt Nam vẫn chủ yếu là nhỏ lẻ, manh mún, việc ứng dụng khoa học công nghệ, cũng như phát triển công nghiệp chế biến nông sản chưa cao như những nước khác trong khu vực và trên thế giới. Mặc dù thời gian qua nhiều người đã hài lòng và tự hào rằng chúng ta tuy sản xuất nhỏ lẻ nhưng vẫn đạt được những thành tích lớn trong việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, lại có nhiều sản phẩm có số lượng xuất khẩu khá, chiếm vị thế cao trên thị trường quốc tế, song thực sự nếu muốn tiến lên sản xuất hàng hóa lớn, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nông nghiệp theo chủ trương của Đảng và Nhà nước thì kiểu sản xuất manh mún này chắc chắn không thể phù hợp. Bởi, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế cạnh tranh trên thị trường sẽ ngày càng quyết liệt, yêu cầu của người tiêu dùng đối với hàng nông sản ngày càng cao (như chất lượng tốt, giá rẻ, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ được môi trường sinh thái...).
- Sự gắn kết giữa sản xuất và thị trường trong nông nghiệp còn rất yếu. Nhà nước đã có những chủ trương khuyến khích việc liên kết "4 nhà" trong nông nghiệp nhằm giúp đỡ người nông dân yên tâm sản xuất. Nhưng, trong thực tế việc liên kết này còn rất lỏng lẻo, chưa đạt được kết quả như mong muốn và các "nhà” chưa thực sự giúp ích cho nông dân. "Nhà doanh nghiệp" được người nông dân trông đợi nhất trong việc tiêu thụ sản phẩm chẳng những chưa làm tốt vai trò của mình, mà lại là "nhà” bị coi hưởng lợi nhiều nhất trong quá trình liên kết, không bảo đảm sự công bằng lợi ích cho nông dân. Do đó có thực tế trong nông nghiệp Việt Nam là khi được mùa nông dân không bán được hàng, lúc mất mùa, thiên tai, dịch bệnh thì không được gì. Ở hoàn cảnh nào nông dân cùng là người bị thua thiệt và vì vậy, luôn có tình trạng nông dân thường xuyên thay đổi cây trồng, vật nuôi, không yên tâm tích lũy kinh nghiệm, sản xuất ổn định lâu dài.
- Theo tinh thần Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XI, nền nông nghiệp của đất nước sẽ phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hiệu quả, bền vững, tuy vậy, để làm được điều này, thách thức lớn đặt ra là người nông dân sẽ được gì, đâu là động lực để duy trì sự phát triển bền vững. Bởi, nông dân là đối tượng, đồng thời cũng là chủ thể của nông nghiệp. Một khi thu nhập của người nông dân quá thấp so với thu nhập chung trong xã hội, khoảng cách đời sống giữa nông thôn và thành thị ngày càng doãng rộng thì sẽ đưa đến kết quả không ai muốn làm nông dân. Thực tế này đã được các nước trên thế giới giải quyết rất tốt và đến nay tuy nhiều nước có số người làm lao động nông nghiệp thấp nhưng vẫn tạo ra được năng suất cao, sản lượng lớn, bảo đảm cung cấp ổn định cho nhu cầu trong nước mà vẫn xuất khẩu. Người nông dân ở những nước này có thu nhập không kém gì những người làm các nghề khác nên họ yên tâm, yêu nghề và có vị thế chính trị trong đất nước. Ở Việt Nam, thu nhập, đời sống, vị thế chính trị của người nông dân đều không bằng những nhóm người khác nên đây sẽ là thách thức lớn trong thời gian tới.
Song để giải quyết được những thách thức trên chúng ta còn phải đối mặt với nhiều sức ép khác, đó là:
- Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Tính đến thời điểm năm 2011, cả nước chỉ còn hơn 9 triệu ha, trong đó có khoảng 4 triệu ha là đất trồng lúa. Trung bình mỗi năm từ 1996 - 2010 có khoảng 70.000 ha đất nông nghiệp bị lấy để xây dựng đô thị, phát triển công nghiệp. Nhiều thửa ruộng được coi là "bờ xôi ruộng mật" cũng bị trưng dụng. Vì vậy, đất nông nghiệp tính bình quân đầu người đã bị giảm xuống còn 900m2, trong đó đất trồng lúa chỉ còn 465m2. Chưa kể, đất đai nông nghiệp còn bị chia nhỏ rất manh mún, mỗi hộ gia đình có tới 6- 7 mảnh ruộng, rất khó tìm được hộ có diện tích đất tới 3 ha. Đây chính là sức ép lớn cho nông nghiệp một khi muốn tiến lên sản xuất lớn, sử dụng máy móc kỹ thuật hiện đại, ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm đem lại năng suất, chất lượng và hiệu quả cho nông nghiệp.
- Không chỉ vấn đề đất đai, áp lực về lao động trong nông nghiệp cũng ngày càng lớn. Thực tế, ở nhiều địa phương hiện nay tuy có số nông dân đông, nhưng hầu hết những người có sức khỏe đều rời quê ra các đô thị tìm việc kiếm sống. Vì thế vào những ngày mùa cần nhiều lao động các vùng thôn quê rất thiếu nhân lực, phải thuê với giá cao. Do đó vấn đề đặt ra tuy nông thôn thừa lao động, thiếu việc làm nhưng có khi lao động vẫn là sức ép đối với nông nghiệp. Ngoài ra, để tiến lên sản xuất lớn khu vực nông thôn còn thiếu hẳn lực lượng lao động có tay nghề, làm nông nghiệp giỏi.
- Về vấn đề vốn, do sản xuất nhỏ lẻ nên nông dân rất thiếu vốn và dù được ngân hàng, hay các dự án cho vay để sản xuất thì mức tiền cũng rất thấp, thời gian hoàn trả ngắn. Một số hộ gia đình khác tuy có thu nhập nhờ xuất khẩu thủy sản cà phê, cao su... hay được bồi thường đất đai song lại chưa biết sử dụng đầu tư sản xuất mà chủ yếu mua sắm tiêu dùng. Trong khi đó, đầu tư của nước ngoài hầu như không đáng kể do những khó khăn về kết cấu hạ tầng, độ rủi ro cao của lĩnh vực đặc thù này. Còn các chương trình dự án của Nhà nước tuy khá nhiều, số vốn đầu tư không ít song hiệu quả lại rất thấp. Tóm lại, vấn đề vốn đang là một sức ép không nhỏ đối với nông dân, nông nghiệp và nông thôn nước ta.
Chủ trương, chính sách của nhà nước về nông nghiệp, nông thôn Với khoảng 70% dân số là nông dân, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở Việt Nam luôn được Đảng và Nhà nước hết sức coi trọng trong các giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam. Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương và chính sách lớn về vấn đề này như:
- Tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III: Đảng xác định ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
- Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV: ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu kinh tế công nông nghiệp.
- Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V: tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp từng bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng quan trọng, kết hợp nông nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong một cơ cấu công - nông nghiệp hợp lý.
- Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI: bảo đảm cho nông nghiệp, kể cả lâm nghiệp, ngư nghiệp thực sự là mặt trận hàng đầu...
- Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII: phát triển nông - lâm - ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, phát triển toàn diện kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế - xã hội..., phát triển một số ngành công nghiệp nặng trước hết để phục vụ cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, ...
- Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII: đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản,...
- Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX: đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn... Tiếp tục phát triển và đưa nông, lâm, ngư nghiệp lên một trình độ mới...
- Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X: đẩy mạnh hơn nữa công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân... Phát triển công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
- Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI: phát triển nông - lâm - ngư nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với giải quyết tốt vấn đề nông dân, nông thôn.
Như vậy, từ thực tiễn và yêu cầu phát triển của đất nước, nhận thức của Đảng và Nhà nước là ngày càng quan tâm chú ý tới phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong tổng thể sự phát triển chung của đất nước. Vì sao vậy? điều đó không chỉ bởi nông dân là một lực lượng quan trọng của cách
mạng và hiện còn đang chiếm tỷ lệ lớn trong dân số, mà chính nông nghiệp, nông dân Việt Nam luôn khẳng định vai trò đóng góp hết sức to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Nông nghiệp đã mở đường trong quá trình đổi mới, tạo nền tảng, động lực cho tăng trưởng kinh tế và là nhân tố quan trọng bảo đảm sự ổn định kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Đến nay mặc dù sau 25 đổi mới, kinh tế nước ta đã phát triển khá toàn diện, song sản phẩm nông nghiệp vẫn là những sản phẩm chủ yếu thể hiện sự hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với thế giới.
Chất lượng lao động nông thôn
Năm 2007, lực lượng lao động nông thônđạt 34,8 triệu người. Giai đoạn 1996-2007, lực lượng lao động nông thôn tăng với tốc độ bình quân 1,64%/năm, hay khoảng 0,5 triệu người/năm. Tuy nhiên, do tốc độ tăng lực lượng lao động giảm dần qua các năm nên tỷ lệ lực lượng lao động nông thôn trong tổng lực lượng lao động cả nước đã giảm từ gần 80% năm 1990 xuống còn dưới 75% vào năm 2007.
Trong thời kỳ 1996-2005, do nhiều nguyên nhân lực lượng lao động nông thôn có trình độ chuyên môn kĩ thuật tiếp tục gia tăng mạnh, đạt 19,35%/năm