Xây dựng quy hoạch vè kế hoạch về công tác giáo dục, đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng lao động nông thôn ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 101 - 103)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn ở

4.2.1. Xây dựng quy hoạch vè kế hoạch về công tác giáo dục, đào tạo

nâng cao chất lượng lực lượng lao động

4.2.1.1. Phát triển mạng lưới giáo dục trước tiên là giáo dục phổ thông

Phát triển mạng lưới giáo dục đặc biệt là giáo dục thường xuyên, với mục tiêu là phải tăng tỷ lệ lao động tốt nghiệp THPT thì cần phải quan tâm đến công tác giáo dục thường xuyên cho người lao động nhiều hơn nữa. Có chính sách khuyến khích người lao động đi học đồng thời đặt ra mục tiêu cụ thể cho thời kỳ tới, số lao động chưa được giáo dục thường xuyên phải được tổ chức các lớp học trong trường, ngoài trường để bồi dưỡng kiến thức cho họ. Trên địa bàn huyện hiện nay mỗi xã đều có trường Tiểu học và THCS, cả huyện có 03 trường THPT; 01 Trung tâm giáo dục thường xuyên; 01 Trung tâm dạy nghề của huyện. Như vậy đáp ứng được trình độ văn hóa cho LĐNT, các chương trình học nghề ngắn hạn cho LĐNT. Trong thời gian tới cần thành lập thêm Trung tâm hướng nghiệp nghề ở thị trấn Quân Chu, nhằm tăng cường thêm các lớp tập huấn, đào tạo nghề cho LĐNT và quy hoạch các xã tham gia học tập ở đó, bao gồm: xã Vạn Thọ, xã Cát Nê, xã Ký Phú, Thị trấn Quân Chu. Các xã còn lại sẽ học tập tại trung tâm nghề của huyện tại xã Bản Ngoại.

4.2.1.2. Phát triển mạng lưới đào tạo nghề

Xây dựng các cơ sở dạy nghề, đầu tư từ cơ sở hạ tầng đến cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Mở rộng quy mô đào tạo cũng như phát triển số lượng học sinh, đa dạng hóa các cơ sở dạy nghề với nhiều ngành nghề hơn, nhất là các ngành nghề thị trường đang cần. Mở thêm nhiều trường dạy nghề hơn trên địa bàn các khu vực nông thôn. Nâng cấp các trường dạy nghề thường xuyên, nhất là đảm bảo chất lượng giảng dạy, có các phòng thực hành cho học viên, liên kết với các cơ sở sản xuất để học viên thực hành ngay tại xưởng đồng thời có hợp đồng cung cấp lao động sau khi đào tạo nghề cho các xưởng sản xuất

vừa tạo công ăn việc làm cho người lao động vừa thu hút người lao động đi học nghề. Dạy nghề thực chất là thực hành, do vậy thực hành sẽ chiếm một tỷ lệ lớn trong cả khóa học. Vì vậy không thể dạy nghề mà không có trang thiết bị thực hành được, đầu tư trang thiết bị cho tất cả các cơ sở dạy nghề là một việc làm cần thiết để phát triển mạng lưới đào tạo nghề.

Xây dựng một số cơ sở dạy nghề lưu động đáp ứng nhu cầu học tập nghề nghiệp của lao động vùng sâu, vùng xa và vùng núi cao, đảm bảo sự công bằng, bình đẳng và tạo cơ hội cho mọi người có mong muốn học tập nghề nghiệp.

- Đối tượng cần đào tạo là lực lượng lao động nông thôn hiện đang sinh sống, lao động trên địa bàn huyện. Căn cứ độ tuổi, nhu cầu, mục đích học tập của người lao động có thể phân thành các nhóm đối tương sau đây:

+ Nhóm 1: Học nghề nông nghiệp để trực tiếp lao động sản xuất trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp. Nhóm đối tượng này không giới hạn về độ tuổi và trình độ đầu vào.

+ Nhóm 2: Học nghề để tham gia sản xuất phi nông nghiệp ngay tại địa phương. Nhóm này cũng không giới hạn độ tuổi và trình độ đầu vào.

+ Nhóm 3: Học nghề đi làm công ăn lương; tuổi dưới 35 và trình độ hết bậc Tiêu học.

+ Nhóm 4: Học nghề để đi lao động nước ngoài; tuổi từ 18-35 và trình độ đầu vào tốt nghiệp THCS trở lên.

+ Nhóm 5: Lao động chất lượng cao, công nhân kỹ thuật; tuổi từ 18-35 và trình độ đầu vào tốt nghiệp THPT, phải qua thi tuyển.

+ Nhóm 6: Học nghề, tập huấn nghề, bồi dưỡng kiến thức cán bộ, công chức xã, bản; tuổi từ 25-40 và trình độ đầu vào tốt nghiệp THPT.

- Về quy mô và ngành nghề đào tạo: Bình quân mỗi năm đào tạo, huấn luyện trên 10 nghìn lượt lao động, trong đó đào tạo trên 2.300 lao động (đào tạo dài hạn chiếm trên 23%).

- Hình thức đào tạo: Trên cơ sở các đặc điểm về điều kiện tự nhiên về độ tuổi, tính đặc thù về trình độ văn hóa, nhận thức, điều kiện học tập của thôn bản, văn hóa dân tộc của lao động nông thôn. Phân nhóm đối tượng học nghề theo các tiêu chí sau:

+ Đào tạo tập trung dài hạn tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học nghề để tạo nguồn lao động có tay nghề cao đáp ứng nhu cầu lao động xã hội;

+ Đào tạo nghề tập trung ngắn hạn tại Trung tâm Dạy nghề huyện; + Đào tạo, tập huấn nghề lưu động: dạy nghề được thực hiện tại trung tâm học tập cộng đồng, các thôn, bản, khu dân cư đáp ứng nhu cầu học nghề của người dân tại địa phương mà không cần phải đến các cơ sở dạy nghề như hình thức tập trung.

+ Tập huấn nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành cho đội ngũ cán bộ xã, bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh.

- Về trình độ đào tạo và huấn luyện:

+ Lao động được huấn luyện thường xuyên dưới 3 tháng; + Lao động có trình nghề sơ cấp;

+ Đào tạo có trình độ nghề cao: Trung cấp, cao đẳng và đại học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng lao động nông thôn ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)