5. Kết cấu của luận văn
3.5.1. Những kết quả đạt được
Công tác nâng cao chất lượng lao động nông thôn của huyện Đại Từ đạt được một số kết quả: Số lượt lao động nông thôn tham gia đào tạo nâng cao
chất lượng tăng hàng năm. Năm 2014 là 3.799 lượt, năm 2015 là 4.168 lượt, năm 2016 là 4.824 lượt. Chính vì vậy mà giúp cho tỷ lệ giảm nghèo ở các hộ nghèo là 16,64%, hộ cận nghèo còn 12,54%. Hàng năm giải quyết được khoảng gần 3.000 LĐNT có việc làm mới. Thu nhập của lao động nông thôn tăng lên 43,1 triệu đồng/người/năm. Chất lượng lao động tăng lên hàng năm về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, sức khỏe và thể lực được cải thiện. Kết quả như vậy là do:
Thứ nhất, dạy nghề nông nghiệp gắn với đặc thù của sản xuất nông nghiệp, quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp của địa phương, quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở cấp xã;
Thứ hai, ưu tiên dạy các ngành nghề chính, thiết thực theo quy hoạch của xã, lựa chọn đúng đối tượng học nghề, đủ điều kiện áp dụng kiến thức nghề sau khi học, là nông dân nòng cốt tại địa phương, đảm bảo chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo;
Thứ ba, Chú trọng đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn tại làng, xã, thôn, bản...hoặc tại cơ sở sản xuất (trang trại, trạm...), gắn với mô hình sản xuất tiến bộ; lấy thực hành là chính;
Thứ tư, Giáo viên dạy nghề nông nghiệp phải có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp và có khả năng thực hành tốt; chỉ đạo các cơ sở đủ điều kiện tham gia dạy nghề nông nghiệp sử dụng các chương trình, giáo trình đào tạo nghề đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và có điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương;
Thứ năm, Đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình, đảm bảo chất lượng đào tạo; lựa chọn, giao nhiệm vụ cho các cơ sở đào tạo có năng lực thực sự trực tiếp dạy nghề nông nghiệp, không lựa chọn các cơ sở thiếu năng lực, tổ chức trung gian...