Cải thiện tình trạng sức khỏe, nâng cao thể lực người lao động nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng lao động nông thôn ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 103 - 105)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn ở

4.2.2. Cải thiện tình trạng sức khỏe, nâng cao thể lực người lao động nông

4.2.2.1. Nâng cao hiệu quả của hoạt động y tế dự phòng

Tiếp tục và hoàn thiện hệ thống y tế dự phòng. Mở rộng và khai thác có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế và sức khỏe. Kết hợp quân dân y trong bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dâj, đặc biệt là người lao động. Chủ động phòng chống, giảm nhẹ và khắc phục hậu quả của các tình huống khẩn cấp như bệnh dịch, thảm họa, thiên tai…đưa chương trình kết hợp quân dân y thành một nội dung của chương trình mục tiêu y tế quốc gia. Các chính sách và giải pháp đó phải được cụ thể hóa, hiện thực hóa trong thực tế đời sống với sự theo dõi sát sao, phối hợp chặt chẽ của các bộ, ban, ngành chức năng liên quan từ cấp trung ương đến cơ sở

4.2.2.2. Tăng cường chất lượng khám chữa bệnh và các biện pháp bảo vệ sức khỏe cho người lao động

Thứ nhất, đảm bảo an ninh lương thực và thực phẩm ở cấp độ gia đình. Thứ hai, cải thiện môi trường và điều kiện làm việc của lao động nông thôn.

Thứ ba, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Các giải pháp chính cần tập trung bao gồm: xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ về thực phẩm; kiểm soát chất lượng và vệ sinh thực phẩm, thức ăn ở vùng sâu, vùng xa; thực hiện sản xuất thực phẩm an toàn giữ gìn môi trường và nguồn nước sạch;…

4.2.2.3. Đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo cho người dân

- Thực hiện hiệu quả các chiến lược xóa đói giảm nghèo, đặc biệt cho các đối tượng chính sách xã hội, các nhóm bị thiệt thòi.

- Thực hiện Nghị quyết số 76/2014/QH13, ngày 24-6-2014 của Quốc hội; chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều theo Quyết định số 1614/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Kết hợp chặt chẽ giữa chính sách giảm nghèo chung về dạy nghề, việc làm, giáo dục, y tế, tín dụng với các chính sách giảm nghèo đặc thù nêu trong Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19-5-2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020.

- Tập trung đầu tư nguồn lực giảm nghèo cho các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Giảm nghèo gắn với thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.

- Giảm bớt sự khác biệt quá lớn giữa thành thị và nông thôn, đồng bằng và miền núi, giữa các vùng miền cũng như nhóm xã hội thông qua các chính sách thuế và biện pháp kiểm soát hợp lỹ nhằm điều chỉnh thu nhập, phân bổ sử dụng ngân sách phù hợp với mục tiêu kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng lao động nông thôn ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)