Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.2. Nhân tố khách quan
3.4.2.1. Trình độ phát triển giáo dục, đào tạo
Trình độ phát triển giáo dục cho biết trình độ học vấn các cấp của LĐNT. Lao động nông thôn huyện Đại Từ có trình độ học vấn còn khá thấp, theo thống kê năm 2016 vẫn còn LĐNT chưa biết chữ là 1,8%, chưa tốt nghiệp tiểu học là 1,9%. Mặc dù hiện nay trên địa bàn huyện đã phổ cập giáo dục tuy nhiên những tỷ lệ thống kê trên rơi vào khoảng tuổi từ 25-44. Chính vì vậy mà khi khảo sát nhu cầu đào tạo Phòng thống kê, Phòng LĐTB&XH huyện Đại Từ đã phải thiết kế các nội dung, quy mô lớp học, địa điểm học tập, phương pháp đào tạo theo các nhóm đối tượng riêng. Như vậy, với trình độ văn hóa như vậy, ảnh hưởng đến năng suất chất lượng sản phẩm nông nghiệp, khối lượng sản phẩm nông sản hàng hóa còn chưa cao, sản phẩm đặc trưng của địa phương như chè, củ đậu, bưởi, chăn nuôi gia súc, gia cầm,..còn ở dạng thô. Với bộ phận lao động nông thôn có trình độ thấp sẽ ảnh hưởng đến khả năng tham gia đào tạo nghề ở nông thôn, các chương trình xóa đói giảm nghèo, khả năng tiếp cận thông tin, y tế, giáo dục, mức sống.
3.4.2.2. Chính sách đào tạo và tập huấn tay nghề
Chính sách đào tạo và tập huấn tay nghề cho LĐNT luôn được các cơ quan chính quyền và chính bản thân người lao động quan tâm. Kết quả khảo sát về nhu cầu đào tạo và tập huấn tay nghề như sau:
Bảng 3.23: Nhu cầu đào tạo và tập huấn tay nghề của LĐNT huyện Đại Từ năm 2016
Nội dung Số người
trả lời
Tỷ lệ trả lời (%)
Chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu 67 16,75 Các lớp học đa dạng về ngành đào tạo 72 18,0
Kinh phí thấp 57 14,25
Nội dung đào tạo dễ hiểu, dế áp dụng 54 13,5
Giáo viên giảng bài bản, kỹ lưỡng 61 15,25
Có đánh giá kết quả bài thu hoạch sau khóa
đào tạo 89 22,25
Tổng 400 100
(Nguồn: Tác giả điều tra)
Với kết quả trên cho biết, các chương trình đào tạo được đánh giá sau khi khóa đào tạo kết thúc chiếm 22,25%, đây là tín hiệu tốt cho biết chất lượng đào tạo cho LĐNT sau triển khai như thế nào. Các lớp học đa dạng về ngành đào tạo bao gồm ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp, chiếm 18%. Sự đang dạng về các ngành cho thấy LĐNT có nhiều lựa chọn nghề nghiệp theo sở thích và điều kiện áp dụng sau đào tạo, như vậy chất lượng đào tạo cho LĐNT ở huyện Đại Từ khá tốt.